7 hướng dẫn để việc xưng tội hữu ích cho bạn

Thánh Phanxicô de Sales muốn bạn đi đến căn cốt của tội lỗi bạn. Thốt lên “Tôi chưa hề yêu Chúa cho xứng, cho đủ”, như thế là không đủ.

“Hỡi con, đừng bao giờ để tâm lòng các con hoá ra nặng nề vì tội lỗi, đang khi luôn luôn sẵn có một phương cách chữa trị trong tầm tay rất chắc chắn và an toàn như thế.”

Đây là lời khuyên của thánh Phanxicô de Sales trong cuốn Introduction to the Devout Life của ngài, trong một chương viết về Bí tích Hòa giải.

Sau đây là một số chỉ dẫn thánh nhân đề ra cho chúng ta:

1. Thánh nhân khuyên chúng ta xưng tội thường xuyên và đều đặn (đề nghị của ngài là hằng tuần và luôn là trước lúc rước lễ, nhưng những quy định rước lễ khi đó thì khác bây giờ).

Ngài cổ võ việc xưng tội, “kể cả khi lương tâm của các con không bị đè nặng bởi những tội trọng; thì khi xưng tội các con không những nhận lãnh ơn tha thứ về những tội nhẹ, nhưng các con còn nhận được sức mạnh lớn lao giúp các con từ này về sau xa lánh chúng, nhận được ánh sáng tỏ tường hơn để nhận ra những lầm lỗi của mình, cùng ân sủng chứa chan để phục hồi lại những hư hoại mà các con đã gây ra do tội của mình.”

2. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải có “lòng thống hối thật sự” và một quyết tâm chừa cải những tội lỗi mà chúng ta mắc phải.

“Một số người cứ hoài xưng các tội nhẹ như một thói quen, và chẳng hề nỗ lực để sửa cải chúng, vì thế, họ đã đánh mất rất nhiều ích lợi thiêng liêng. Giả sử, các con xưng tội rằng mình đã nói những điều không thật, mặc dù điều đó chưa ra gây những hậu quả xấu, hoặc con xưng rằng, mình đã nói ra những lời thiếu suy xét, hoặc chọc đùa quá chớn, – hãy ăn năn sám hối, và nhất tâm dốc lòng chừa cải: thật là một sự lạm dụng trắng trợn khi xưng thú các tội, dù là tội nặng hay nhẹ, mà lại không có ý định xa tránh nó. Hãy ăn năn sám hối, dốc lòng chừa tội, vì đó là mục đích chính yếu của việc xưng tội”.

3. Ngài cũng khuyên, “hãy cảnh giác với những lời tự kết án bản thân vô vị, được thốt ra hoàn toàn do thói quen, chẳng hạn, ‘Con chưa cầu nguyện với Chúa hết lòng, con chưa yêu tha nhân cho đủ, con chưa rước lễ với lòng tôn kính đáng ra phải có,’ và những câu hối lỗi “tự phê” tương tự.

“Những lời lẽ này hết thảy đều vô vị, vô ích vì nó chẳng hề giúp phơi bày lương tâm của các bạn trước Chúa, vì lẽ những lời tương tự thì ai nói mà chả được, ngay cả các thánh trên Thiên Đàng và tất cả mọi người còn đang sống trên trần gian”.

4. Thay vào đó, thánh nhân khuyên: “Hãy xem xét kỹ càng xem lý do đặc biệt nào đã khiến các bạn lên án chính bản thân như thế, và các bạn nhận ra, ý thức được điều đó khi nàođơn giản bạn hãy bắt lỗi chính mình từ việc xét lại chính những lỗi phạm của mình.

“Chẳng hạn, khi thú tội rằng, bạn chưa yêu thương người thân cận cho đủ, rất có thể điều đó có nghĩa là, bạn đã trông thấy một người nào đó đang rất cần được giúp đỡ, thế mà các bạn đã không làm. Thế nên, nếu bạn có bắt lỗi bản thân mình về thiếu sót khá là rõ ràng này, thì bạn hãy trình bày thế này: “Con đã phớt lờ một người đang lâm cảnh khốn khó, đáng ra con phải giúp đỡ người ấy,” hoặc là do sự thiếu quan tâm, hoặc là do thiếu lòng cảm thương, hoặc là do dửng dưng, tùy trường hợp.

“Lại nữa, đừng bắt lỗi bản thân về chuyện không nghiêm túc trong giờ cầu nguyên; nhưng nếu các bạn cứ hoài tạo dịp cho những chia trí, hoặc không chuẩn bị, lo liệu để có nơi chốn, thời gian, hoặc là bạn chẳng dọn tâm hồn để có thể cầu nguyện đàng hoàng – vậy thì hãy cứ nói thẳng ra những thiếu sót đó”.

5. Thánh Phanxicô de Sales khuyên, điều quan trọng là nhắm đến căn cớ, gốc rễ sinh ra tội lỗi, “Đừng lấy làm đủ vì đã dám thẳng thắn xưng ra các tội lỗi của bạn, nhưng phải dám vạch ra, nhìn thẳng vào cái cơ sự đã khiến sinh ra những tội lỗi ấy. Chẳng hạn, đừng cho là đủ khi xưng thú rằng, bạn đã nói chuyện ba sàm, không thật nhưng điều ấy không gây hại cho ai; nhưng cần xưng rõ, vạch rõ để thấy rằng, điều ấy có thể do bởi hám danh, thích khen, thích tung hê, tránh lời chê trách, hay là do vô ý, chểnh mảng, hoặc đấy là một tật xấu khó bỏ”.

6. Ngài cũng lưu ý đến tầm quan trọng của bối cảnh đầy đủ, của những yếu tố liên quan. “Cần phải xưng rõ, các bạn đã vướng mắc phải thứ tội ấy lâu chưa, mức độ trầm trọng của tội tùy thuộc phần lớn vào độ lê thê hay ngắn gọn của tội: chẳng hạn, có một sự khác biệt rõ ràng giữa một hành vi kiêu mạn xốc nổi với việc người ta bị chế ngự trong một hay nhiều ngày bởi tính kiêu ngạo.” Vị thánh khuyên, thật ích lợi khi các bạn nói rõ “chính sự việc sự kiện sai phạm, động lực cùng với quá trình ấy…”

“Đừng dễ dãi với bản thân, đừng ngần ngại vạch ra, xưng ra những yếu tố liên quan, giúp nhận diện rõ ràng bản chất của các tội mà bạn vướng phải, chẳng hạn, lý do khiến các bạn nổi nóng, hay lý do khiến các bạn xúi người khác làm điều sằng bậy”.

“Có người kia tôi vốn không ưa, nói đùa một câu bâng quơ nào đó, tôi khó chịu, bực mình, nổi khùng. Giả như gặp người tôi thích, họ có nói điều khó nghe hơn đi nữa, thì tôi cũng chẳng lấy đó làm bực mình; vì vậy, khi đi xưng tôi, tôi cần phải xưng ra thế này, tôi nổi khùng với người nào đó, không phải do bởi những lời được nói ra, nhưng chính yếu là do bởi tôi ghét cái người nói ra những lời ấy; và nếu muốn nhận diện bản thân rõ ràng hơn, bạn cần dùng những lời mô tả khu biệt, rõ ràng hơn; bởi lẽ tự thú không đơn giản chỉ là việc nhìn ra những lỗi lầm cụ thể bản thân, nhưng còn là những thói hư, tật xấu, những quyến luyến, cùng với những gốc rễ, căn cớ của tội, nhờ đó, cha giải tội sẽ hiểu rõ hơn, biết rõ hơn tâm hồn mà ngài đang giúp đỡ, từ đó có những phương dược thích hợp…”

7. Sau cùng, thánh nhân khuyên nên chọn một linh mục để xưng tội với ngài mỗi khi cần: “Đừng thay đổi cha giải tội của các con, nhưng khi đã chọn ngài, hãy thường xuyên giãi bày tình trạng tâm hôn và lương tâm của các bạn cho ngài trong những mùa phụng vụ đặc biệt trong năm, hãy giãi bày cùng ngài một cách đơn sơ, thành thật – mỗi tháng hoặc mỗi hai tháng, giãi bày cùng ngài về tình trạng, khuynh hướng, chiều hướng chung, ngay cả khi chưa có gì sai lỗi trong đó”.

Tác giả bài viết: Kim Hòa

Nguồn tin: daminhvn.net

 Từ khóa: như thế, tội lỗi

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Anrê Trần Văn Trông (1814-1835)

Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
Phaolô Trần Văn Quang
GIỜ LỄ
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây