Malta: Các Giám mục ban hành văn kiện “Những tiêu chí áp dụng Chương VIII Tông huấn Amoris Laetitia”
- Thứ ba - 17/01/2017 14:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đề cập những tiêu chí được các giám mục Malta đưa ra vào đúng ngày lễ Hiển linh, tờ nhật báo của Toà Thánh nhấn mạnh những tiêu chí này là cách thức hữu hiệu “trong việc đồng hành với những người, đang chờ được xem xét, tựa như ba Đạo sĩ vẫn mong chuyện đời mình được đọc dưới ánh sáng của Chúa Giêsu”.
Văn kiện mời gọi các linh mục thuộc hai giáo phận tại đảo quốc Malta “hãy đối thoại” với “những người được coi là đang trong tình trạng bất thường”, đặc biệt đưa ra một “tiến trình xem xét” những trường hợp “hoặc đã ly thân, hoặc đã ly dị và những người đã bước vào một cuộc hôn nhân mới”.
“Tiến trình xem xét”
Đức cha Charles Scicluna, Tổng giám mục Malta, và Đức cha Mario Grech, Giám mục Gozo, yêu cầu các linh mục của mình “phải nắm rõ sự khác biệt giữa hai hoàn cảnh, vì chẳng có trường hợp nào giống nhau cả”.
Các giám mục đặc biệt lưu ý nên đề nghị những người ly dị tái hôn hãy “dành thời giờ suy tư và thống hối để xét mình” và hỏi kỹ họ về việc “kiêng cữ chuyện vợ chồng”, “dù việc đó thực tế không dễ dàng”.
Có thể làm cha mẹ đỡ đầu
“Vào cuối tiến trình xem xét đã được thực hiện một cách ‘khiêm hạ, cẩn trọng, yêu mến Giáo hội và giáo huấn của Giáo hội, chân thành tìm kiếm ý Chúa và khao khát tìm cách giải quyết hoàn hảo nhất’, nếu một người đã ly thân hoặc ly dị đang sống một quan hệ mới bắt đầu nhận ra và tin mình vẫn được bình an với Chúa, thì người ấy không thể bị khước từ việc lãnh nhận các bí tích hoà giải và Thánh Thể”, các giám mục Malta khẳng định.
Các giám mục cũng nhấn mạnh rằng tiến trình xem xét phải điều nghiên việc những người ly dị tái hôn tham gia đời sống mục vụ của Giáo hội. “Không được ngăn những người này được làm cha mẹ đỡ đầu”, các giám mục nêu rõ.
Khuyến khích học hỏi giáo huấn của tông huấn Amoris laetitia
Khi nhấn mạnh phải quan tâm “những người là nạn nhân vô tội của cuộc ly thân, ly dị hoặc bị bỏ rơi”, các giám mục yêu cầu các linh mục “phải cẩn thận tránh cực đoan: rất khắt khe hoặc quá dễ dãi”.
Các giám mục cũng cho rằng “để tránh nhầm lẫn và gây tai tiếng nơi các tín hữu”, các cộng đoàn cần tổ chức học hỏi và cổ võ giáo huấn của Tông huấn Amoris laetitia.
Luật pháp Malta đã cho phép ly dị vào năm 2011, trở thành quốc gia cuối cùng ở châu Âu nhìn nhận điều này. Cho đến khi có luật này, sau cuộc trưng cầu dân ý với 53% tán thành, các đôi vợ chồng có thể chia tay nhưng không được tái hôn nếu chưa được tuyên bố tiêu hôn.
(Nguồn: La Croix)
Văn kiện mời gọi các linh mục thuộc hai giáo phận tại đảo quốc Malta “hãy đối thoại” với “những người được coi là đang trong tình trạng bất thường”, đặc biệt đưa ra một “tiến trình xem xét” những trường hợp “hoặc đã ly thân, hoặc đã ly dị và những người đã bước vào một cuộc hôn nhân mới”.
“Tiến trình xem xét”
Đức cha Charles Scicluna, Tổng giám mục Malta, và Đức cha Mario Grech, Giám mục Gozo, yêu cầu các linh mục của mình “phải nắm rõ sự khác biệt giữa hai hoàn cảnh, vì chẳng có trường hợp nào giống nhau cả”.
Các giám mục đặc biệt lưu ý nên đề nghị những người ly dị tái hôn hãy “dành thời giờ suy tư và thống hối để xét mình” và hỏi kỹ họ về việc “kiêng cữ chuyện vợ chồng”, “dù việc đó thực tế không dễ dàng”.
Có thể làm cha mẹ đỡ đầu
“Vào cuối tiến trình xem xét đã được thực hiện một cách ‘khiêm hạ, cẩn trọng, yêu mến Giáo hội và giáo huấn của Giáo hội, chân thành tìm kiếm ý Chúa và khao khát tìm cách giải quyết hoàn hảo nhất’, nếu một người đã ly thân hoặc ly dị đang sống một quan hệ mới bắt đầu nhận ra và tin mình vẫn được bình an với Chúa, thì người ấy không thể bị khước từ việc lãnh nhận các bí tích hoà giải và Thánh Thể”, các giám mục Malta khẳng định.
Các giám mục cũng nhấn mạnh rằng tiến trình xem xét phải điều nghiên việc những người ly dị tái hôn tham gia đời sống mục vụ của Giáo hội. “Không được ngăn những người này được làm cha mẹ đỡ đầu”, các giám mục nêu rõ.
Khuyến khích học hỏi giáo huấn của tông huấn Amoris laetitia
Khi nhấn mạnh phải quan tâm “những người là nạn nhân vô tội của cuộc ly thân, ly dị hoặc bị bỏ rơi”, các giám mục yêu cầu các linh mục “phải cẩn thận tránh cực đoan: rất khắt khe hoặc quá dễ dãi”.
Các giám mục cũng cho rằng “để tránh nhầm lẫn và gây tai tiếng nơi các tín hữu”, các cộng đoàn cần tổ chức học hỏi và cổ võ giáo huấn của Tông huấn Amoris laetitia.
Luật pháp Malta đã cho phép ly dị vào năm 2011, trở thành quốc gia cuối cùng ở châu Âu nhìn nhận điều này. Cho đến khi có luật này, sau cuộc trưng cầu dân ý với 53% tán thành, các đôi vợ chồng có thể chia tay nhưng không được tái hôn nếu chưa được tuyên bố tiêu hôn.
(Nguồn: La Croix)