Toàn văn bài giảng của Đức TGM Leopoldo Girelli trong Thánh Lễ Khai Mạc Đại Hội Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ 31
- Thứ bảy - 19/08/2017 21:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC TGM. LEOPOLDO GIRELLI,
ĐẠI DIỆN GIÁO HOÀNG
TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG
NHÂN LỄ KHAI MẠC ĐẠI HỘI LA VANG LẦN THỨ 31 (13/8/2017)
DỊP ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI 2017
ĐẠI DIỆN GIÁO HOÀNG
TẠI TRUNG TÂM THÁNH MẪU TOÀN QUỐC LA VANG
NHÂN LỄ KHAI MẠC ĐẠI HỘI LA VANG LẦN THỨ 31 (13/8/2017)
DỊP ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI 2017
Anh Chị em thân mến,
Tin Mừng hôm nay nhắc cho chúng ta rằng, Đức Maria vừa là người mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu vừa là khuôn mẫu thôi thúc chúng ta bước theo Con của ngài.
Tin Mừng tường thuật cảnh Đức Maria và Thánh Giuse tìm gặp Chúa Giêsu trong Đền Thờ, Ngài ngồi giữa các tiến sĩ, lắng nghe và hỏi họ.
Tin Mừng giúp chúng ta khám phá ra rằng, sứ vụ ưu tiên hàng đầu và trên hết mọi sự của Chúa Giêsu là thi hành ý muốn của Cha Ngài.
Vì thế, hôm nay, là những người hành hương, chúng ta quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, để tìm sự chỉ bảo của Đức Mẹ, từ đó, hiểu được ý muốn của Thiên Chúa trong đời mình, đặc biệt trong Năm Kỷ Niệm Một Trăm Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Trong những ngày hành hương này, qua Đức Mẹ, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu mở lòng chúng ta trước quà tặng về sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện, xin Ngài chữa lành chúng ta với tặng phẩm bình an và lòng xót thương của Người, đồng thời, biết chia sẻ niềm vui của mình cho những anh chị em khác.
Một cuộc hành hương về La Vang phải luôn luôn là thời gian của cầu nguyện và dành cho việc cầu nguyện. Suốt hai ngày còn lại, tất cả chúng ta sẽ dành thời giờ cho việc cầu nguyện.
Cầu nguyện là một cái gì rất dễ làm để cho Thiên Chúa hiện diện với chúng ta. Vì thế, hãy xin Mẹ Maria dạy chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện, cách riêng trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, trong các bí tích, trong các lễ nghi phụng vụ chúng ta cử hành, trong những người chúng ta cầu thay nguyện giúp và cả trong những anh chị em đang cùng chúng ta nguyện cầu.
Hành hương về La vang còn là cơ hội cho việc chữa trị tâm hồn. Chúng ta ở lại trước nhan Đức Mẹ La Vang với những lắng lo, yếu nhược và có thể với cả những bệnh tật của mình.
Có thể chúng ta phải lo lắng cho sức khoẻ của mình hoặc sức khoẻ của một ai đó: có thể là gia đình, có thể là bạn bè.
Hãy xin Đức Mẹ La Vang cầu bầu cho chúng ta để mỗi người, rồi cũng sẽ được chúc lành với quà tặng bình an cứu chữa của Thiên Chúa, vốn sẽ chữa trị tâm hồn chúng ta khỏi phải sờn lòng nản chí.
Cuộc hành hương của chúng ta về La Vang còn là thời khắc sống trong niềm vui. Chúng ta khát khao nhận biết, mến yêu và phụng sự Thiên Chúa, vì “tâm hồn chúng con hỷ hoan khi được an nghỉ trong Chúa”.
Chỉ khi dõi bước theo Chúa Giêsu và ở lại trong Ngài, chúng ta mới thật sự hạnh phúc.
Anh Chị em thân mến,
Trình thuật tìm gặp Chúa Giêsu trong đền thờ khiến chúng ta nghĩ đến tình hình ở Việt Nam.
Nhất là trong một số tỉnh Việt Nam, các nhà chức trách dân sự đang quan ngại và trách cứ những người Công Giáo và các sinh hoạt của người Công Giáo.
Câu trả lời của Chúa Giêsu cho cha mẹ Ngài sẽ làm sáng tỏ vấn đề: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”.
Cũng những lời tương tự, chúng ta có thể nói như thánh Phêrô Tông Đồ rằng, “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5, 29) hoặc chúng ta có thể lặp lại câu nói thời danh của Chúa Giêsu, “Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Lc 20, 25).
Vì lý do đó, tôi muốn ngỏ lời với các Caesar Việt Nam, “Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”.
Thực vậy, tự do tôn giáo không phải là một cái gì tuỳ tiện trong tay các nhà chức trách, nhưng tự do tôn giáo là một quyền trong tay của người dân.
Nhiều người trên thế giới những ước mong quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công Giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện ích hơn là một vấn nạn cho nước nhà.
Tuy nhiên, sự tùng phục và nhẫn nại cũng là giáo huấn của Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã tùng phục Cha Trên Trời của Ngài và còn vâng phục cả cha mẹ Ngài nữa.
Mỗi khi chúng ta tùng phục thẩm quyền hợp pháp của quốc gia chiếu theo hệ thống dân luật, cũng như mỗi khi vâng phục các mục tử trong Hội Thánh, chúng ta trở nên hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng đã thi hành ý muốn của Chúa Cha.
Hơn nữa, chúng ta có thể nhận ra rằng, thánh Giuse và Mẹ Maria trong đền thờ đã không hiểu những lời của Chúa Giêsu nhưng các ngài đã nhẫn nhịn chấp nhận chúng trong đức tin, và Đức Maria “đã giữ các điều ấy và suy niệm trong lòng”. Về sau, Đức Mẹ sẽ nhận ra sứ vụ của Con mình.
Tương tự như thế, chúng ta hãy để tâm suy nghĩ về những hoàn cảnh và các biến cố. Thinh lặng và nhẫn nhịn là một phần trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi phải chứng kiến bao điều khuất tất, chúng ta cứ ghi nhận chúng và kiên tâm đợi cho đến ngày Thiên Chúa phơi bày ý nghĩa.
Anh Chị em thân mến,
Trong năm nay và hai năm kế tiếp, các Giám Mục Việt Nam mời gọi chúng ta suy tư về đời sống gia đình và cầu nguyện cho sự sống gia đình.
Vì thế, chúng ta hãy học những bài học từ gia đình Thánh Gia. Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục gọi ngôi nhà của Thánh Gia là một trường học, ở đó, chúng ta có thể học biết ba giá trị hệ trọng.
Giá trị thứ nhất là sự thinh lặng, như một điều kiện không thể thiếu cho việc tư duy. Ngôi nhà phải là một nơi, ở đó, có sự riêng tư, an bình và đủ tĩnh lặng cho việc trầm tư, suy niệm và cầu nguyện.
Giá trị thứ hai là đời sống gia đình, như một sự thông hiệp của tình yêu. Gia đình là nơi ưu tiên, trong đó, cha mẹ và con cái học biết yêu thương.
Giá trị thứ ba là làm việc, như là thực hành trọn vẹn giao ước ban đầu mà Thiên Chúa đã thiết lập với con người, rằng, hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và làm chủ thống trị nó (St 1, 28).
Vậy thì, chúng ta hãy đem sự tĩnh lặng, sự hiệp nhất và những nỗ lực vào cuộc sống gia đình mình, để với tư cách là những người Công Giáo, chính chúng ta có thể làm nên một sự khác biệt như những người khôn ngoan, đầy yêu mến và cần mẫn cho Giáo Hội Việt Nam cũng như cho lợi ích của nước nhà.
Anh Chị em thân mến,
Về với Đức Mẹ La Vang, chúng ta, lòng đầy tin yêu và hân hoan. Nơi đây, chúng ta được trở nên mạnh mẽ nhờ tình mẫu tử của Đức Mẹ.
Rất Thánh Trinh Nữ Maria là người mẹ đồng hành với chúng ta trên lộ trình đức tin. Đức Mẹ mang cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta vui mừng tôn vinh Mẹ tại La Vang này và cùng nhau xây cho Mẹ một Vương Cung Thánh Đường lộng lẫy tại nơi đây.
Lạy Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa dấu yêu, lạy Mẹ La Vang, con xin trao phó Giáo Hội Việt Nam, các Giáo Hội tại Á Châu và Giáo Hội hoàn vũ cho Mẹ.
Mẹ đến với chúng con như chúng con từng cảm nhận điều đó bao lần trong đời mình. Xin Mẹ mang Chúa Giêsu đến cho chúng con, xin Mẹ mang Chúa Giêsu đến cho gia đình chúng con.
Xin Mẹ mang tất cả mọi gia đình Việt Nam đến với Chúa Giêsu. Xin giúp mọi gia đình nhận biết Chúa Giêsu, Con của Mẹ, Đấng đang đến, là Chúa và là người Mục Tử đầy yêu thương. Amen.
Tin Mừng hôm nay nhắc cho chúng ta rằng, Đức Maria vừa là người mẹ dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu vừa là khuôn mẫu thôi thúc chúng ta bước theo Con của ngài.
Tin Mừng tường thuật cảnh Đức Maria và Thánh Giuse tìm gặp Chúa Giêsu trong Đền Thờ, Ngài ngồi giữa các tiến sĩ, lắng nghe và hỏi họ.
Tin Mừng giúp chúng ta khám phá ra rằng, sứ vụ ưu tiên hàng đầu và trên hết mọi sự của Chúa Giêsu là thi hành ý muốn của Cha Ngài.
Vì thế, hôm nay, là những người hành hương, chúng ta quy tụ về Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, để tìm sự chỉ bảo của Đức Mẹ, từ đó, hiểu được ý muốn của Thiên Chúa trong đời mình, đặc biệt trong Năm Kỷ Niệm Một Trăm Năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Trong những ngày hành hương này, qua Đức Mẹ, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu mở lòng chúng ta trước quà tặng về sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện, xin Ngài chữa lành chúng ta với tặng phẩm bình an và lòng xót thương của Người, đồng thời, biết chia sẻ niềm vui của mình cho những anh chị em khác.
Một cuộc hành hương về La Vang phải luôn luôn là thời gian của cầu nguyện và dành cho việc cầu nguyện. Suốt hai ngày còn lại, tất cả chúng ta sẽ dành thời giờ cho việc cầu nguyện.
Cầu nguyện là một cái gì rất dễ làm để cho Thiên Chúa hiện diện với chúng ta. Vì thế, hãy xin Mẹ Maria dạy chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa khi cầu nguyện, cách riêng trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, trong các bí tích, trong các lễ nghi phụng vụ chúng ta cử hành, trong những người chúng ta cầu thay nguyện giúp và cả trong những anh chị em đang cùng chúng ta nguyện cầu.
Hành hương về La vang còn là cơ hội cho việc chữa trị tâm hồn. Chúng ta ở lại trước nhan Đức Mẹ La Vang với những lắng lo, yếu nhược và có thể với cả những bệnh tật của mình.
Có thể chúng ta phải lo lắng cho sức khoẻ của mình hoặc sức khoẻ của một ai đó: có thể là gia đình, có thể là bạn bè.
Hãy xin Đức Mẹ La Vang cầu bầu cho chúng ta để mỗi người, rồi cũng sẽ được chúc lành với quà tặng bình an cứu chữa của Thiên Chúa, vốn sẽ chữa trị tâm hồn chúng ta khỏi phải sờn lòng nản chí.
Cuộc hành hương của chúng ta về La Vang còn là thời khắc sống trong niềm vui. Chúng ta khát khao nhận biết, mến yêu và phụng sự Thiên Chúa, vì “tâm hồn chúng con hỷ hoan khi được an nghỉ trong Chúa”.
Chỉ khi dõi bước theo Chúa Giêsu và ở lại trong Ngài, chúng ta mới thật sự hạnh phúc.
Anh Chị em thân mến,
Trình thuật tìm gặp Chúa Giêsu trong đền thờ khiến chúng ta nghĩ đến tình hình ở Việt Nam.
Nhất là trong một số tỉnh Việt Nam, các nhà chức trách dân sự đang quan ngại và trách cứ những người Công Giáo và các sinh hoạt của người Công Giáo.
Câu trả lời của Chúa Giêsu cho cha mẹ Ngài sẽ làm sáng tỏ vấn đề: “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”.
Cũng những lời tương tự, chúng ta có thể nói như thánh Phêrô Tông Đồ rằng, “Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5, 29) hoặc chúng ta có thể lặp lại câu nói thời danh của Chúa Giêsu, “Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Lc 20, 25).
Vì lý do đó, tôi muốn ngỏ lời với các Caesar Việt Nam, “Hãy trả về cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa”.
Thực vậy, tự do tôn giáo không phải là một cái gì tuỳ tiện trong tay các nhà chức trách, nhưng tự do tôn giáo là một quyền trong tay của người dân.
Nhiều người trên thế giới những ước mong quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam phải được tôn trọng hơn, phải được thực thi đầy đủ hơn, và Hội Thánh Công Giáo phải được nhìn nhận như một nguồn thiện ích hơn là một vấn nạn cho nước nhà.
Tuy nhiên, sự tùng phục và nhẫn nại cũng là giáo huấn của Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu đã tùng phục Cha Trên Trời của Ngài và còn vâng phục cả cha mẹ Ngài nữa.
Mỗi khi chúng ta tùng phục thẩm quyền hợp pháp của quốc gia chiếu theo hệ thống dân luật, cũng như mỗi khi vâng phục các mục tử trong Hội Thánh, chúng ta trở nên hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng đã thi hành ý muốn của Chúa Cha.
Hơn nữa, chúng ta có thể nhận ra rằng, thánh Giuse và Mẹ Maria trong đền thờ đã không hiểu những lời của Chúa Giêsu nhưng các ngài đã nhẫn nhịn chấp nhận chúng trong đức tin, và Đức Maria “đã giữ các điều ấy và suy niệm trong lòng”. Về sau, Đức Mẹ sẽ nhận ra sứ vụ của Con mình.
Tương tự như thế, chúng ta hãy để tâm suy nghĩ về những hoàn cảnh và các biến cố. Thinh lặng và nhẫn nhịn là một phần trong cuộc sống người Kitô hữu. Khi phải chứng kiến bao điều khuất tất, chúng ta cứ ghi nhận chúng và kiên tâm đợi cho đến ngày Thiên Chúa phơi bày ý nghĩa.
Anh Chị em thân mến,
Trong năm nay và hai năm kế tiếp, các Giám Mục Việt Nam mời gọi chúng ta suy tư về đời sống gia đình và cầu nguyện cho sự sống gia đình.
Vì thế, chúng ta hãy học những bài học từ gia đình Thánh Gia. Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục gọi ngôi nhà của Thánh Gia là một trường học, ở đó, chúng ta có thể học biết ba giá trị hệ trọng.
Giá trị thứ nhất là sự thinh lặng, như một điều kiện không thể thiếu cho việc tư duy. Ngôi nhà phải là một nơi, ở đó, có sự riêng tư, an bình và đủ tĩnh lặng cho việc trầm tư, suy niệm và cầu nguyện.
Giá trị thứ hai là đời sống gia đình, như một sự thông hiệp của tình yêu. Gia đình là nơi ưu tiên, trong đó, cha mẹ và con cái học biết yêu thương.
Giá trị thứ ba là làm việc, như là thực hành trọn vẹn giao ước ban đầu mà Thiên Chúa đã thiết lập với con người, rằng, hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và làm chủ thống trị nó (St 1, 28).
Vậy thì, chúng ta hãy đem sự tĩnh lặng, sự hiệp nhất và những nỗ lực vào cuộc sống gia đình mình, để với tư cách là những người Công Giáo, chính chúng ta có thể làm nên một sự khác biệt như những người khôn ngoan, đầy yêu mến và cần mẫn cho Giáo Hội Việt Nam cũng như cho lợi ích của nước nhà.
Anh Chị em thân mến,
Về với Đức Mẹ La Vang, chúng ta, lòng đầy tin yêu và hân hoan. Nơi đây, chúng ta được trở nên mạnh mẽ nhờ tình mẫu tử của Đức Mẹ.
Rất Thánh Trinh Nữ Maria là người mẹ đồng hành với chúng ta trên lộ trình đức tin. Đức Mẹ mang cho chúng ta niềm hy vọng. Chúng ta vui mừng tôn vinh Mẹ tại La Vang này và cùng nhau xây cho Mẹ một Vương Cung Thánh Đường lộng lẫy tại nơi đây.
Lạy Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa dấu yêu, lạy Mẹ La Vang, con xin trao phó Giáo Hội Việt Nam, các Giáo Hội tại Á Châu và Giáo Hội hoàn vũ cho Mẹ.
Mẹ đến với chúng con như chúng con từng cảm nhận điều đó bao lần trong đời mình. Xin Mẹ mang Chúa Giêsu đến cho chúng con, xin Mẹ mang Chúa Giêsu đến cho gia đình chúng con.
Xin Mẹ mang tất cả mọi gia đình Việt Nam đến với Chúa Giêsu. Xin giúp mọi gia đình nhận biết Chúa Giêsu, Con của Mẹ, Đấng đang đến, là Chúa và là người Mục Tử đầy yêu thương. Amen.