Giáo xứ Dương Sơn duy trì nét đẹp văn hóa đầu năm
- Thứ hai - 16/01/2017 09:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông Heronimo Phan Bôn, chủ tịch hội đồng giáo xứ cho biết, Giáo xứ Dương Sơn được chia thành tám xóm, mỗi xóm mang tên một vị Thánh Công Giáo Việt Nam, hằng năm từ chiều 27 trước Tết, các ngõ vào thôn xóm, được giáo dân quét dọn sạch sẽ, treo đèn, băng rôn mừng Xuân, kết hoa.
Riêng tại Đất Thánh từng ngôi mộ được làm cỏ, trồng hoa, sơn mới, tượng đài Chúa Giê su, bàn thờ đá được lau chùi cẩn thận vì thông lệ đón tết ở đây từ mồng Một tết và kết thúc với những ngày giỗ Họ tộc, Nhánh, Phái và Chi tộc cho đến mồng Mười tháng Giêng âm lịch.
Ông Bôn, cũng cho biết đêm giao thừa người dân tựu về nhà thờ là trung tâm của làng để dâng lễ tạ ơn cuối năm và canh thức đến khi hồi chuông giáo đường ngân vang báo tin vui phút giây giao thừa, Năm mới đến để cầu cho đất nước thái bình, mọi nhà no ấm.
Ngày Tết Nguyên Đán, sau khi hái lộc Lời Chúa Xuân về, giáo dân cùng các vị chức sắc và những người cao tuổi mặc những chiếc áo dài truyền thống xanh, đỏ, vàng đi cùng trẻ con đến ngôi nhà Hiệp Nhất cạnh nhà thờ để chúc tết, mừng tuổi, tặng hoa và ăn tết cùng cha quản xứ, trong khi ở nhà các bà mẹ chuẩn bị bánh tét, dưa hành, mứt gừng, rượu gạo để đón bà con đến nhà chúc tết.
Trong những ngày từ mồng Hai, đến mồng Năm tết, trong làng vẫn diễn ra những lễ hội như Dâng Đức Chúa Giêsu Vào Trong Đền Thánh bằng những buổi liên hoan văn nghệ hát mừng bổn mạng giáo xứ, hoặc xuất hành đầu năm bằng cuộc đi kiệu Minh niên tại linh địa Đức Mẹ La Vang.
Tảo mộ đầu năm Không như truyền thống tảo mộ tháng Chạp của người dân các làng lân cận ở hai huyện Hương Trà và Quảng Điền. Người dân làng Dương Sơn chọn ngày mồng Tám tết Âm lịch hằng năm để tảo mộ hai vị khai canh, theo lời kể một vị bô lão trong làng cho biết, trước đây khi Đạo Chúa chưa đến làng Dương Sơn thì tổ tiên hai họ Phan, Trần đều là những Lương dân sống hiền hòa bên bờ sông Bồ của Thừa Thiên Huế. Thời đó, mỗi khi tết về, theo lời kể của vị bô lão cho biết, ban đêm trước hiên nhà nào cũng thắp sáng những cây đuốc làm bằng tre nhờ vậy mà đường làng, ngõ xóm nào cũng sáng rực lên, các gia đình còn dựng thêm một cây nêu, trên cây nêu có treo giỏ đựng cau trầu, dưới cây nêu là chiếc bàn đặt vài ly rượu, hoa, nải chuối vài ba cây nhan nhằm xin Thượng Đế xua trừ ma quỷ, giúp dân làng an tâm vui tết cho đến mồng Bảy tháng Giêng, cây nêu được hạ xuống và người dân bắt đầu ra đồng làm việc như mọi ngày.
Để ghi nhớ công đức hai vị khai canh lập làng, người dân làng Dương Sơn chọn ngày mồng Tám tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày “ Nhớ về cội nguồn”.
Đêm trước ngày tảo mộ, tức đêm mồng Bảy tết, gọi là “Đêm tĩnh nguyện”, giáo dân tựu về Đất Thánh, mỗi người mang theo hoa, cây đuốc, bó nhan, để cắm lên các phần mộ hai vị tiền nhân và mộ tiên tổ, mộ các Linh mục được mai táng trên đất Thánh của làng. Khu nghĩa trang Thánh này rộng chừng 30.000 mét vuông, được thắp sáng bởi hơn 500 ngọn đuốc từ tay các cụ già đến trẻ em, con cháu nội ngoại ở xa về, các em bé cũng được cha mẹ hay ông bà bồng bế đi dự đêm tĩnh nguyện và ngày tảo mộ. Họ vừa đi vừa hát bài “Thắp Sáng Lên” rồi tiến về các phần mộ cắm nhan, đốt đưốc, dâng hoa, lần chuỗi cầu cho các linh hồn.
Công việc chính của ngày tảo mộ là dâng lễ tại lễ đài cho hai vị khai canh với mâm trầu cau, hai chai rượu gạo, hai vòng hoa cúc trắng, giỏ trái cây ngũ quả, nến hồng, bầu rượu, hương trầm, Hôm 7-2, tức mồng Tám tết trong số tám linh mục đồng tế, có sáu linh mục là con cháu nội ngoại thuộc dòng dõi hai vị khai canh.
Trong thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, kêu gọi giáo dân “hãy noi gương các vị tiền nhân sống đùm bọc, yêu thương, hiền hòa, lễ nghĩa, hiếu trung và bắt chướt các ngài đã hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Đức Tin.
“Tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài là bổn phận của đạo làm con vì sống Đạo Hiếu là cách truyền giáo có hiệu quả nhất của người Công Giáo tại vùng đất này” -- Cha Chánh nhấn mạnh.
Trong các dịp tảo mộ hằng năm, làng Dương Sơn đều có phát thưởng cho học sinh và sinh viên, mỗi phần thưởng là 1.000.000 đồng. Năm nay có chín sinh viên thi đỗ vào các trường Y khoa, Luật, Kiến trúc, Sư phạm, Khoa học và Môi trường đều được phần thưởng và một tiến sĩ y khoa được làng vinh danh. Cha Chánh, 65 tuổi, chánh xứ Dương Sơn nói rằng tinh thần đoàn kết và hiếu học của giáo dân Dương Sơn trong những năm gần đây tăng cao nhờ thân nhân và con cháu của làng sau khi thành đạt đã tự quyên góp, ủng hộ giúp quỹ khuyến học của giáo xứ phát triển.
Một trong những giáo dân thành đạt, Anh Giuse Trần Công Chính, là bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện Huế phát biểu, hằng năm về tảo mộ làng, anh Chính đều chuẩn bị một số tiền từ ba đến năm triệu đồng để làm quà cho những tân sinh viên.”Tôi rất hạnh phúc vì nhờ công ơn cha mẹ và các vị tiền nhân phù hộ và bà con trong giáo xứ đã từng giúp đỡ tôi trong thời tôi còn đi học” - anh nói.
Giáo xứ Dương Sơn, thuộc giáo phận Huế hiện có 1200 giáo dân, trong số đó có 17 linh mục, 22 nam nữ tu sĩ, Giáo dân Dương Sơn sồng bằng nghề canh tác, nấu rượu và nuôi heo.
Ông Bôn, cũng cho biết đêm giao thừa người dân tựu về nhà thờ là trung tâm của làng để dâng lễ tạ ơn cuối năm và canh thức đến khi hồi chuông giáo đường ngân vang báo tin vui phút giây giao thừa, Năm mới đến để cầu cho đất nước thái bình, mọi nhà no ấm.
Ngày Tết Nguyên Đán, sau khi hái lộc Lời Chúa Xuân về, giáo dân cùng các vị chức sắc và những người cao tuổi mặc những chiếc áo dài truyền thống xanh, đỏ, vàng đi cùng trẻ con đến ngôi nhà Hiệp Nhất cạnh nhà thờ để chúc tết, mừng tuổi, tặng hoa và ăn tết cùng cha quản xứ, trong khi ở nhà các bà mẹ chuẩn bị bánh tét, dưa hành, mứt gừng, rượu gạo để đón bà con đến nhà chúc tết.
Trong những ngày từ mồng Hai, đến mồng Năm tết, trong làng vẫn diễn ra những lễ hội như Dâng Đức Chúa Giêsu Vào Trong Đền Thánh bằng những buổi liên hoan văn nghệ hát mừng bổn mạng giáo xứ, hoặc xuất hành đầu năm bằng cuộc đi kiệu Minh niên tại linh địa Đức Mẹ La Vang.
Tảo mộ đầu năm Không như truyền thống tảo mộ tháng Chạp của người dân các làng lân cận ở hai huyện Hương Trà và Quảng Điền. Người dân làng Dương Sơn chọn ngày mồng Tám tết Âm lịch hằng năm để tảo mộ hai vị khai canh, theo lời kể một vị bô lão trong làng cho biết, trước đây khi Đạo Chúa chưa đến làng Dương Sơn thì tổ tiên hai họ Phan, Trần đều là những Lương dân sống hiền hòa bên bờ sông Bồ của Thừa Thiên Huế. Thời đó, mỗi khi tết về, theo lời kể của vị bô lão cho biết, ban đêm trước hiên nhà nào cũng thắp sáng những cây đuốc làm bằng tre nhờ vậy mà đường làng, ngõ xóm nào cũng sáng rực lên, các gia đình còn dựng thêm một cây nêu, trên cây nêu có treo giỏ đựng cau trầu, dưới cây nêu là chiếc bàn đặt vài ly rượu, hoa, nải chuối vài ba cây nhan nhằm xin Thượng Đế xua trừ ma quỷ, giúp dân làng an tâm vui tết cho đến mồng Bảy tháng Giêng, cây nêu được hạ xuống và người dân bắt đầu ra đồng làm việc như mọi ngày.
Để ghi nhớ công đức hai vị khai canh lập làng, người dân làng Dương Sơn chọn ngày mồng Tám tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày “ Nhớ về cội nguồn”.
Đêm trước ngày tảo mộ, tức đêm mồng Bảy tết, gọi là “Đêm tĩnh nguyện”, giáo dân tựu về Đất Thánh, mỗi người mang theo hoa, cây đuốc, bó nhan, để cắm lên các phần mộ hai vị tiền nhân và mộ tiên tổ, mộ các Linh mục được mai táng trên đất Thánh của làng. Khu nghĩa trang Thánh này rộng chừng 30.000 mét vuông, được thắp sáng bởi hơn 500 ngọn đuốc từ tay các cụ già đến trẻ em, con cháu nội ngoại ở xa về, các em bé cũng được cha mẹ hay ông bà bồng bế đi dự đêm tĩnh nguyện và ngày tảo mộ. Họ vừa đi vừa hát bài “Thắp Sáng Lên” rồi tiến về các phần mộ cắm nhan, đốt đưốc, dâng hoa, lần chuỗi cầu cho các linh hồn.
Công việc chính của ngày tảo mộ là dâng lễ tại lễ đài cho hai vị khai canh với mâm trầu cau, hai chai rượu gạo, hai vòng hoa cúc trắng, giỏ trái cây ngũ quả, nến hồng, bầu rượu, hương trầm, Hôm 7-2, tức mồng Tám tết trong số tám linh mục đồng tế, có sáu linh mục là con cháu nội ngoại thuộc dòng dõi hai vị khai canh.
Trong thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Chánh, kêu gọi giáo dân “hãy noi gương các vị tiền nhân sống đùm bọc, yêu thương, hiền hòa, lễ nghĩa, hiếu trung và bắt chướt các ngài đã hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Đức Tin.
“Tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài là bổn phận của đạo làm con vì sống Đạo Hiếu là cách truyền giáo có hiệu quả nhất của người Công Giáo tại vùng đất này” -- Cha Chánh nhấn mạnh.
Trong các dịp tảo mộ hằng năm, làng Dương Sơn đều có phát thưởng cho học sinh và sinh viên, mỗi phần thưởng là 1.000.000 đồng. Năm nay có chín sinh viên thi đỗ vào các trường Y khoa, Luật, Kiến trúc, Sư phạm, Khoa học và Môi trường đều được phần thưởng và một tiến sĩ y khoa được làng vinh danh. Cha Chánh, 65 tuổi, chánh xứ Dương Sơn nói rằng tinh thần đoàn kết và hiếu học của giáo dân Dương Sơn trong những năm gần đây tăng cao nhờ thân nhân và con cháu của làng sau khi thành đạt đã tự quyên góp, ủng hộ giúp quỹ khuyến học của giáo xứ phát triển.
Một trong những giáo dân thành đạt, Anh Giuse Trần Công Chính, là bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện Huế phát biểu, hằng năm về tảo mộ làng, anh Chính đều chuẩn bị một số tiền từ ba đến năm triệu đồng để làm quà cho những tân sinh viên.”Tôi rất hạnh phúc vì nhờ công ơn cha mẹ và các vị tiền nhân phù hộ và bà con trong giáo xứ đã từng giúp đỡ tôi trong thời tôi còn đi học” - anh nói.
Giáo xứ Dương Sơn, thuộc giáo phận Huế hiện có 1200 giáo dân, trong số đó có 17 linh mục, 22 nam nữ tu sĩ, Giáo dân Dương Sơn sồng bằng nghề canh tác, nấu rượu và nuôi heo.