Lược sử Giáo xứ Dương Sơn

Giáo xứ Dương Sơn thuộc xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có hình cánh cung, Đông giáp làng Cổ Lão, Tây Bắc giáp làng Phước Yên, Tây giáp làng Xuân Đài, Đông Nam giáp Liễu Cốc Hạ. Cách trung tâm thành phổ Huế 8 km về hướng Bắc theo đường chim bay. Giữa một vùng quê phẳng lặng với những ruộng lúa trải dài, nhà thờ Dương Sơn (Được xây dựng lại dưới đời Quản xứ của cha Giuse Nguyễn văn Giáo: 1965-1969) nổi lên với chiếc tháp khá cao, thoạt trông gợi lên một cảm giác êm ả thanh bình.

I. NGUỒN GỐC LÀNG DƯƠNG SƠN.
Năm Bính Ngọ (1306), Chế Mân vua Chămpa dâng cho vua Trần Anh Tôn (1293-1316) hai châu Ô và châu Rí làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.
Đến năm Đinh Mùi (1307) triều đình nhà Trần thâu nhận hai châu Ô và châu Rí, đổi tên lại là Hóa Châu và Thuận Châu, đồng thời cử tướng Đoàn Nhữ Hài thiết lập guồng máy cai trị và cho di dân từ Thanh, Nghệ, Tịnh và Bắc Quảng Trị đến lập nghiệp tại miền đất mới này.
Trong số đó có hai vị Họ Phan và Họ Trần khai canh, khai khẩn làng Dương Sơn. Về sau nhiều họ, phái khác đến sinh sống, đồng lao cộng khổ, xây dựng và phát triển quê hương hiện tại.
Ban đầu vua Lê Thái Tổ (1428-1433) đặt tên là xã Dương Loan, về sau chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-l6l3) khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa (Thừa Thiên) đã đổi tên lại là Dương Sơn.
Diện tích gồm: Phía trước 25 ha ruộng lúa, phía sau 25 ha vừa làm thổ cư vừa làm đất canh tác hoa màu phụ bên dòng hữu ngạn hạ lưu sông Bồ. (l)
Dân làng ngày xưa sinh sống bằng nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm, bẫy chim lái cá. Ngày nay: Nông nghiệp, nấu rượu nuôi heo và chằm nón.
Dân số: Năm 1747, đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát chỉ vỏn vẹn 80 người. Đến năm 1922, đời Khải Định 722 người. Đầu năm 1996, thống kê ghi nhận được 1100 người (nếu tính cả 1060 người ngoại tỉnh và 107 người ở hải ngoại thì dân Dương Sơn là 2267 người).
 
II. NGUỒN GỐC GIÁO XỨ DƯƠNG SƠN.
2.1 Hình thành giáo xứ.
Năm 1615, các linh mục F. Buzomi và Diego Carvallo cập bến Hội An, khai mở công cuộc truyền giáo lần ra phái Bắc, từ bấy giờ giáo phận Huế và trong đó có giáo xứ Dương sơn được hình thành.
2.1.1. Giai đoạn I:
Huế trực thuộc giáo quyền Đàng Trong (1665-1844).
Năm 1658, Đức Thánh Cha Alexandre VII ra sắc lệnh cử Đức Cha Lambert de la Motte làm đại diện Tông Tòa ở Đàng Trong.
Các nhà truyền giáo gồm các giáo sĩ dòng Tên, các vị Thừa Sai Pháp và Ý, các linh mục dòng Phanxicô và các linh mục Việt Nam. Trong 8 linh mục người Việt có 5 vị đến truyền giáo tại Huế là: Emmanualê Bổn, cha Maurau Lộc, cha Phanxicô Vân, cha E. Low và cha Tađêô Nghiêm. Riêng cha Bổn đã làm việc tại đây từ năm 1672-1698. Đồng thời vào năm 1696 giáo xứ Dương Sơn đã chính thức có tên trong bản báo cáo mà cha Labbé, cha Chính địa phận đệ trình Tòa Thánh. Như vậy, có thể khẳng định là cha Emmanualê Nguyễn Văn Bổn đã thành lập được giáo xứ nầy. (2)
Trong giai đoạn trên, khó khăn lớn nhất là đạo Công giáo không được triều đình chấp nhận: Sự có mặt của các Thừa sai nước ngoài trên đất Việt Nam là bất hợp pháp, người Việt Nam mang trong mình hoặc tàng trữ trong nhà ảnh tượng, đồ đạo, sách đạo, đều bị kết án. Như vậy giáo đoàn Huế được xây dựng bằng máu đào tuẩn tiết. Giáo xứ Dương Sơn cũng đã đóng góp máu mình vun tưới cho giáo hội địa phương.
Được biết, thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) một số giáo dân Dương Sơn phải mang án “thảo tượng Cổ mang xiềng ba tao với miếng đồng khắc hai chữ tả đạo” Thời Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản năm Mậu Ngọ 1798, Dương Sơn và 4 giáo xứ khác đã cống hiến 30 vị tử đạo. Thời Minh Mạng, vụ làng Cổ Lão (Mông Phụ) kiện Dương Sơn (1829-1831) (3) về điền thổ sau chuyển sang vụ án tôn giáo. Minh Mạng trực tiêp đứng ra thụ lý nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của Công Giáo (theo Đại Nam thực Lục). Thường Dụ cấm đạo ngày 6-1-1833 của Minh Mạng đã giải tán Chủng viện và Tu viện Mến Thánh Giá Dương Sơn mà cha Jaccard đã lập năm 1829. Và nhà thờ cũng bị dở bỏ.
Trong tình hình khó khăn ấy, giáo xứ Đương Sơn vẫn can đảm đón tiếp các đấng bề trên đến ẩn náu và thi hành Mục vụ: Đức cha Gioan Labertte, cha De La Motte (Ý), cha Gioan Nhơn, cha Nguyễn Hòa An, cha Thánh tử đạo Gioan Đoạn Trinh Hoan.
2.1.2. Giai đoạn II.
Huế trực thuộc giáo quyền Quy Nhơn (1844-1650).
Năm 1844, Đức Grégoire XVI ban sắc lệnh tách Quy Nhơn và Huế ra một giáo khu dưới quyền Đức cha Cuénot (Thể) và tháng 10-1846 Cha Pellerin được thăng chức Giám mục phó. Ngài đã đi kinh lược ba tỉnh Thiên, Trị, Bình và thường ẩn trú ở Dương Sơn. Cũng tại đây cha GB. Bùi Văn Ngôn (1832-1859) hay lui tới trốn tránh và làm mục vụ, ngài đi giải tội và trao mình Thánh Chúa cho thánh Anrê Trần Văn Trông và thánh Xi mong Phan Đắc Hòa.
2.1.3. Giai đoạn III.
Huế với tòa Giám mục biệt lập (1850-1960).
Năm 1850, Đức Piô IX ban sắc lệnh thành lập khu đất ở giữa đèo Hải Vân và sông Danh làm một giáo khu biệt lập, dưới quyền Đức cha Pellerin (Phan). Năm 1851, cha Sohier (Bình) được thăng chức trợ Giám mục, và năm 1856 Ngài đã thay Đức cha Phan cai quản địa phận, có đến ban phép Thêm sức tại Dương Sơn. Bảy năm sau ngài lại đến kinh lược. Trong thời kỳ nầy có rất nhiều Linh mục đến phục vụ tại Dương Sơn.
Như vậy việc mở đạo đầu tiên tại Dương Sơn là do các Thừa sai Paris hoặc thầy giảng, vì các cha dòng Tên không còn truyền giáo ở Huế (1665-1719). Hoặc do cha Manuêlê Bổn từ chủng viện Juthia (Thái Lan) về truyền giáo ở Thừa Thiên (1672-1698). Cụ thể năm 1696, cha Labbé qua Vatican và đệ trình Tòa Thánh một danh sách các giáo xứ ở Huế trong đó có Dương Sơn -(Lm Stanislao Nguyễn văn Ngọc, lịch sử giáo xứ Dương Sơn (Huế) Từ thế kỷ thứ 14 tới thế kỷ 20, 1982-1983, bản viết tay, trang 2).
Vậy cứ sự mà xét, giáo xứ Dương Sơn là chính thức ra đời vào năm 1696 và được đăng ký ở Rôrna vào năm nầy.
Còn về hành chánh dân sự, thì xã Dương Loan (Dương Sơn) được thành lập vào năm 1428 và thuộc huyện Đan Điền (Quảng Điền) (Dương văn An - Ô Châu Cận Lục 1551). Đặc biệt năm 1626, lúc chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) dời dinh vào làng Phước Yên thì Dương Sơn ngày một thêm đông dân.
 
III. HỌ DƯƠNG SƠN VÀ MỘ ÔNG CỔ
Án thảo tượng là án bứt cỏ nuôi voi của chúa, có tính cách chung thân. Án nầy được lập dưới đời chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) và kéo dài đến chúa Huệ Vương Nguyễn Phúc Thuần (1756-1777). Đời Minh Vương, 49 giáo dân bị khắc Thánh Giá ở trán; các đời khác mang miếng đồng “tả đạo ”
Trong quá trình thực hiện án nầy, có nhiều giáo dân thọ án hơn 20 năm như thừa sai Pigneau de Beshaine cho biết. (A. Launay, sđ T2, tr. 410-412) và cha Labartette nói rõ đó là ông Đamianô (Lm Stanislao Nguyên văn Ngọc, tài liệu đã dẫn, tr.69).
Đặc biệt tại họ Dương Sơn, lúc Cha Reyne (Cố Phú) là Cha sở họ Dương Sơn (1922-1936), cho cải táng ngôi mộ gọi là “ Mã Ông Voi” để xây nhà thờ thì thấy còn ít xương và một dây xiềng ba tao với miếng đồng khắc hai chữ “Tả đạo”. Có thể đây là mộ giáo dân Dương Sơn bị án thảo tượng dưới đời Huệ Vưong, bị chết rũ tù và đem về an táng tại vườn nhà Thờ.
Năm 1935 Cố Phú (Reyne) cho dời mã “ Đồng Nhi” để quy hoạch nghĩa trang thấy có xiềng và thẻ mang chữ ‘T đạo”, Ngài nhận đỏ là mã của Vị bị án thảo tượng, có thể chết tại Dương Sơn hoặc ở một nơi nào đó rồi đem về chôn ở đây.
Năm 1968 Cha Giuse Nguyễn văn Giáo quản xứ Dương Sơn (1965-1969) cho khởi công xây nhà Thờ mới, hai hài cốt trên được dời từ phía sau lưng nhà Thờ cải táng ra chôn dưới lễ đài Đất Thánh (nghĩa trang) của Giáo xứ Dương Sơn. Và Cha Reyne đã gởi các bộ dây xiềng và thẻ đồng qua viện bảo tàng Thừa sai Paris cất giữ. (4)
Như vậy, ít ra giáo xứ Dương Sơn đã có hai giáo dân bị án thảo tượng và chết vì án nầy, các dây xiềng và thẻ ghi “Tả đạo” là bằng chứng hùng hồn. Các Ngài là con cái Dương Sơn và đã về an nghỉ giữa lòng đất quê hương, một vùng trời man mác hương Đạo.     
 
IV. HỌ DƯƠNG SƠN VÀ SỰ CAN ĐẢM ĐÓN TIẾP CÁC VỊ CHỦ CHĂN.
Như nói trên, dụ cấm đạo ngày 6/1/1833 của vua Minh Mạng tạo ra nhiều khó khăn cho giáo đoàn Huế.
Trong tình hình khó khăn chung ấy, giáo xứ Dương Sơn vẫn can đảm đón tiếp các đấng bề trên đến ẩn náu và thi hành mục vụ: Đức Cha Gioan Labartelle (Người đã ban tặng cho Dương Sơn hài cốt của Thánh Lm. Emmanuel Nguyễn văn Triệu 17/9/1798). Cha De la Molte (Y), Cha JB Nhơn, Cha Nguyễn Hòa An, Cha Thánh Gioan Đoạn Trinh Hoan.
 
V. HỌ DƯƠNG SƠN VÀ ĐÚC CHA PELLEREN (PHAN) (1848-1863).
Năm 1648, Đức Cha Pellerin, phó Giám mục Cuénot (Thể) từ Quy Nhơn ra Đà Nằng, rồi dùng ghe ra cửa Tư Hiền, tại đây Ngài được Thánh Micae Hồ Đình Hy đưa đò xuống phá cầu Hai rước lên Huế. Sau khi thăm viếng các họ phụ cận, Đức Cha kinh lược họ Dương Sơn và ẩn tại đây.
Nhưng vào tháng 8 năm 1848, Ngài phải rời Dương Sơn vì lệnh cấm đạo của vua Tự Đức và lên An Vân rồi ra Di Loan (9-1849). Tuy vậy, Ngài vẫn tìm cách vào họ Dương Sơn khi có thể, như ban phép Thêm Sức (1853). Đức Cha phó Sohier (Bình) cũng từng ghé thăm họ Dương Sơn trên đường lên An Vân (12-1853).
Lúc bấy giờ đường đi chưa có. Giáo dân các họ phải đi đầu dẫn đường. Giáo dân Dương Sơn cũng vậy, phải xẻ núi băng rừng để đón Đức Cha Pellerin từ Dương Sơn lên An Vân rồi trở về lại mà quay ra Di Loan. Đọc được sự hy sinh nầy, Đức Cha đã dành cho họ nhiều tình cảm sâu đậm.
 
VI. HỌ DƯƠNG SƠN VÀ THÁNH EMMANUEL TRIỆU.
Năm 1798 Thánh Triệu được phúc tử đạo tại chợ Được (Mụ Đặng) Phía bên kia cầu Gia Hội ngày nay và chôn gần đó. Năm 1803, họ Dương sơn mới dựng lại nhà Thờ mới và Đức Cha Labartette cho cải táng Thánh Triệu và rước về. Các giáo dân kinh đô Phú Xuân có mặt trong cuộc thinh hài cốt vị tử đạo. Ngày 21-7-1996, Đức Tổng Giám Mục Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể cho đua hài cốt Thánh nhân đến giáo xứ Thợ Đúc. Còn thủ cấp của Ngài vẫn được họ Dương Sơn cất giữ. Quê hương cùa Thánh nhân là làng Kim Long (Phú Xuân). (5).
 
VII. HỌ DƯƠNG SƠN VÀ CHA THÁNH JACCARD (PHAN VĂN KINH).
Trong các năm đầu triều, vua Minh Mạng chưa cấm đạo. Năm 1825, vua hạ lệnh canh phòng các cửa biển không cho Thừa sai nước ngoài vào nước. Năm 1827, buộc các Thừa sai hiện có mặt về Huế dịch sách. Bị tố giác, Cha Jaccard đang ở chủng viện An Ninh, được mời vào Huế (8-1828) và cho ở lại họ Dương Sơn để tiện đi lại.
Năm 1828 cũng là năm Toàn Xá, Cha Jaccard tổ chức các lễ mừng long trọng cho họ Dương Sơn và các họ lân cận.
Năm 1829, Cha Jaccard đưa chủng viện từ An Ninh vào Dương sơn và chủng viện nầy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1829-1833). Cũng năm nầy, Ngài chuyển dòng Mến Thánh Giá Di Loan vào đây và lập tu viện Mến Thánh Giá Dương Sơn.
Tháng 3-1830 nhân tứ tuần của vua Minh Mạng, Cha Jaccard được phép tổ chức tại Dương Sơn 3 ngày lễ cầu an. Giáo dân Huế, kể cả mấy quan lớn và chị vua cũng tới dự.
Như vậy, với Cha Jaccard, họ Dương Sơn đã sống những năm tháng đầy sốt sắng, một số sinh hoạt tôn giáo được khởi sắc và hai dòng tu lớn: Chủng viện và tu viện được mở ra tại đây. Nhưng niềm vui chưa được dài thì vụ tranh cải ruộng đất xảy ra, sau biến thành vụ tôn giáo (1831-1832). Kết quả ông cựu lý trưởng xử tử giam hậu. ông lý trưởng Tài chung thân ở Nghệ An, một số lính bị khổ sai chung thân, tại Quảng Ngãi 7 người và Thanh Hóa 6 người, số còn lại bị đánh 100 trượng và phơi nắng 2 tháng, đàn bà chỉ bị đánh và cho về. Tất cả gồm 72 giáo dân.
Riêng Cha Thánh Phan ở Cung Quán gần một năm (7-1832 đến 6-1833), rồi bị đày lên Lao Bảo (2-12-1833 đến 9-1835) đưa về lao Cam Lộ (9-1835 đến 6-1838) rồi đưa về Quảng Trị (7-1838) và bị xử giảo cùng với Thánh Tôma Thiện (21-7-1838) tại Nhan Biều, gần sông Thạch Hãn, Quảng Trị, kết thúc một đời truyền giáo...Chỉ có những lương dân đã đào huyệt chôn hai Vị trên bãi cát trắng, gần dòng sông vắng vẻ. Trước cái chết mọi người đều bình đẳng và người Việt Nam đã xử sự một cách nhân hậu. Đẹp như bầu trời Nhan Biều và êm ả như dòng sông Thạch Hãn.
 
VIII. HỌ DƯƠNG SƠN VÀ SẮC DỤ PHÂN SÁP.
Sắc dụ “ Phân sáp” của vua Tự Đức kéo dài từ 12/8/1861 đến 13/7/1862, đã đưa Dương Sơn vào chung cảnh ngộ bi đát với toàn thể Địa phận: Giáo dân 15 tuổi trở lên bị khắc tự trên má. Bị phân tán vào các làng lương. Nhà cửa ruộng vườn đất đai bị tước bỏ. Nhà cầm quyền tự do hành hạ đập đánh.
Năn 1862, vua Tự Đức ký hòa ước Nhâm Tuất, có lệnh cho Công giáo Ai về nhà nấy” và hòa ước năm 1874: “Bãi b các dụ cấm đạo trước và nhân dân được tự do hành đạo”
Cũng như các họ đạo vùng Kinh đô Huế, họ Dương Sơn cũng trải qua những kinh nghiệm sống đạo đặc biệt, có kinh nghiệm đụng đến xương máu, tha hương và Phân Sáp. Như Đại Nam Thực Lục cho biết: “Việc bị phát giác (theo đạo), quan Phủ gọi tất cả lên công đường, hiểu thị hai ba lần, nhimg rốt cuộc không một người nào xin xuất giáo cả” ( Đai Nam Thực Lục Chính Biên, Nxb Khoa học Hà Nội, 1964, tr.84).
 
VIII. VÀI TIIƯ TỊCH VỀ VỤ ÁN DƯƠNG SƠN.
“Năm Nhâm Thân (1832) Minh Mệnh thứ 13 tháng năm..
Ở Thừa Thiên có xã Dương Sơn (thuộc huyện Hương Trà), dân xã bị mê hoặc theo tà giáo Datô đã lâu, cất nhà thờ, thờ Thiên Chúa, tôn người Tây là Phan văn Kinh (tức Linh mục Jaccard) làm đạo trưởng, hội họp nhau giảng đạo, đọc kinh. Việc bị phát giác, quan phủ gọi tất cả lên công đường hiểu thị hai ba lần, nhưng rốt cuộc không một người nào xin xuất giáo c. Vua giao xuống Bộ Hìnhnghị xử. Bộ xin xử thủ phạm là cụ Lý trưởng Phan văn Khoa, án giảo giam hậu, tòng phạm là Lý trưởng Trần văn Tài án đi đày 3.000 dặm. Cách chức đội phó Vũ Lâm là Trần văn Sơn, binh dân 13 người thì đều đóng gông nặng trong một tháng, mãn hạn xong đánh mi người 100 trượng rồi phân phát làm nh ở các xứ Quảng Ngãi, Thanh Hóa. Còn các dân đàn ông, đàn bà khác thì đánh trượng, đánh roi rồi thả. Đạo trưởng Phan văn Kính thì xử giảo giam hậu, nhà Thờ thì dở bỏ. Án nghị xong đưa lên, vua sửa lại Trần văn Tài phát làm lính ở Trn Ninh, Phan văn Kính vì là dân man di ở ngoài cỏi ngoài xa xôi, chưa rõ luật pháp, gia ơn cho phạt làm lính ở Phủ Thừa Thiên, quthúc chặt chẻ không cho ra ngoài để có thể truyền giáo được. Còn các tên phạt làm nh như Trần văn Sơn v.v.. tên nào phạt đi Quảng Ngãi thì gọi là nh Phục Nghĩa, tên nào phạt đi Thanh Hóa thì gọi là lính Phục Hóa, phân biệt với các sắc binh khác. ”
(Dẫn lại lời trích của ông Dương Bá cần trong bài Vua Minh Mạng với người Công Giáo (từ đầu 1820 đến cuối 1832) Công Giáo & Dân Tộc, xuân Bính Tý 96 số 14 tháng 2 năm 1996, tr.122-123).
Vụ án Dương Sơn kéo dài suốt năm 1831 và tới giữa năm 1832 mới chấm dứt. Thừa sai Taberd viết về vụ án nầy như sau:
“Bn án cuối cùng đã được chấp thuận ngày 12-6-1832... Lý trưởng là người Công Giáo bị kết án tử hình, phụ tá ca ông ta bị lưu đày, 12 hay 13 người đàn ông phải đi phc vụ quân đội trong những vùng xa. Các Cai đội bị giáng xuống làm lính trơn. Tất cả đàn ông và đàn bà bị đánh 100 trượng mi ngườii: Sau đó đàn bà được tha về, nhưng đàn ông bị một cực hình khốn cực hơn nữa là bị ngồi ngoài nng hai tháng. Linh Mục Jaccard quyền đại diện Tông Tòa của tôi, đáng lẽ phải tử hình nhưlà đạo trưởng của một tà giáo, dụ dỗ và làm hư hỏng dân chúng. Nhưng nhà vua muốn t ra khoan hồng đã ch kết án ông phải phục vụ đạo quân thứ hai có nhiệm vụ bảo vệ Kinh Đô...  (Dn lại lời trích của Trương Bá Cần bdd .tr. 122)
Qua hai thư: Một của Đức Cha Taberd và một của Cha Jaccard, vụ án Dương Sơn tương đối được tường thuật khá chi tiết và hấp dẫn, vừa bi vừa hùng. Bi là cựu Lý trưởng Phan văn Khoa bị án giảo (thắt cổ) giam hậu, án có đó và chờ sẵn, Lý trưởng Trần văn Tài thì đày biệt xứ ra Bắc, ngàn trùng xa cách. Trần văn Sơn và 13 quân nhân đóng gông một tháng, đánh 100 trượng, phơi nắng hai tháng rồi người bị đày đi Quảng Ngãi, kẻ Thanh Hóa, đàn bà và các đàn ông bị đánh 100 trượng rồi tha, Cha Jaccard thì làm lính. Mặc dầu là giữa trăm ngàn thử thách, tra khảo, đánh đập, các giáo hữu Dương Sơn vẫn không nao núng mà xin xuất giáo. Nhà viết sử Đại Nam Thực Lục lúc bấy giờ đã phải hạ bút ghi cách cảm phục: “Rốt cuộc không một người nào xin xuất giácả”. Lời xác nhận khách quan và có tính lịch sử nầy là một tuyên xưng Đức tin thay cho các giáo dân Dương Sơn bị bắt và xét xử, cũng như cho tất cả họ đạo Dương Sơn.
Riêng Cha Jaccard không giản dị bị phạt làm lính cách nhẹ nhàng như Ngài hóm hỉnh viết, mà như nói ở trên, bị đày lên Lao Bảo, Cam Lộ và cuối cùng bị xử giảo (thắt cổ) tại Nham Biều gần dòng sông Thạch Hãn. Ngài dùng mạng sống mình làm thành một Thánh Thư Credo (Tôi Tin Kính) dâng lên Thiên Chúa.
 

...............................oOo..............................

 
** Chúng con dựa vào bản photocopi đa phần giữ nguyên văn, chỉ có một ít từ xin được sửa lại. Và có một số nhân vật cũng như một số chi tiết, chúng con cảm thấy cần bổ sung để mong bản lược sử của Giáo xứ chúng con hoàn thiện hơn.
 
*CHÚ GIẢI:
(1) - Theo truyền khẩu của một sổ người, hai vị họ Phan và họ Trần khi định canh định cư tại Dương Sơn, có khai phá thêm 100 mẫu ta (50ha) tại vùng Văn Xá, Hương Chữ, Hương Trà. Làm khu đất để bẩy chim. Một thời gian sau đem cho và đổi chác. (Các ông: Phan Phấn 1910, Trần Mãi 1915, Trần Thiết 1922, Trần Binh 1922).
- Có một số Họ Tộc trước đây nguyên gốc là họ Phan, vì không tuân thủ lệnh Làng hay vì một bất đồng nào đó nên bị đổi thành họ khác như: Tộc ông Trần Mãi, ông Nguyễn Đỉnh, ông Đỗ Diện ...
(2) NGUỒN GỐC GIÁO XỨ DƯƠNG SƠN.
Phần ghi chú: Tài liệu bổ túc về làng Dương Sơn của Linh mục Phan văn Trọng ........(?) (tr.546)
Năm 1307 hai vị họ Phan và họ Trần từ Hà Tĩnh vào Khai canh, Khai khẩn và định canh định cư tại Làng Dương Sơn (ngày nay) thuộc vùng đất Thuận Hóa (Thừa Thiên).
- Theo gia phả Họ Phan Thừa Thiên Huế: Ông Tổ họ Phan là Phan Hách ở Hà Tĩnh có ba người con vào ở Thừa Thiên Huế. Một người ở Phú Bài, một người ở Nông, và một người ờ Cồn Nỗi ( Dương Sơn có địa danh Cồn Nỗi ở bến đò La Vân, nơi Thánh Hồ đình Hy khi đi xuồng qua Dương Sơn và bị bắt tại đó ).
- Năm 1558 chưa có nhà Nguyễn vì từ năm 1543-1592 Bắc triều là nhà Mạc, kinh đô Thăng Long. Nam triều là nhà Lê kinh đô Vạn Lại.
- Năm 1615 đoàn truyền giáo đầu tiên của dòng Tên do Cha Buzomi dẫn đầu đến Đà Nẵng (18-1). Hai vị Khai Canh và Khai khẩn không thể là người có đạo được.
* Nên sự kiện và mốc thời gian không có cơ sở.
(3)-(tr.547) Theo Đại Nam Thực Lục: Vụ kiện cáo có liên quan đến hai làng Dương Sơn và Cổ Lão (Mông Phụ) xảy ra từ năm 1829-1831.
(4) HỌ DƯƠNG SƠN VÀ MỘ ÔNG CỔ. (tr.549).
(5) HỌ DƯƠNG SƠN VÀ CHA THÁNH EMMANUEL TRIỆU, (trích trong tập Thiên hùng sử. tr.286 và trang 287.)
“Thật bùi ngùi cảm động sau 12 năm xa cách, hai mẹ con lại gặp nhau. Giờ đây mái tóc của người đã bạc phơ, còn con nay đã 42 tuổi và là Linh mục của Chúa. Cha Triêu thấy xót xa trước cnh mẫu thân mình phải ăn nhờ ở đậu nhà người khác. Cha quyết định ở lại cùng bà con lối xóm dựng cho mẹ một mái nhà nhỏ để có nơi nương tựa...”
“Emmanuel Nguyễn văn Triệu sinh năm 1756 tai làng Kim Long. Phú Xuân. Thân phụ của cậu là cai Lương, Nguyễn văn Lương, một võ quan Công Giáo phò Chúa Nguyễn đã tử trận trong một cuộc chiến với Tây Sơn, sớm mồ cội cha, cậu Triệu sống với mẹ ở Thợ Đúc, gia nhập quân đội năm 1771 khi mới 15 tuổi...”
* Quê hương của Thánh Emmanuel không phải là Thợ Đúc (quê ngoại). Quê hương thật (quê nội) là Kim Long.
** Giáo xứ Dương Sơn chúng con rất buồn khi không còn được cất giữ nguyên hài cốt của thánh tử đạo mà giáo xử chúng con hằng nương cậy vào Ngài, Ngài đã cầu bàu cho giáo xứ chúng con nhiều ơn lành, điều lạ. Vì lý do đặc biệt: Giáo xứ chúng con trước đây đã được Giáo quyền ghi nhận có công lao với các vị Thừa Sai, nên được Đức cha Labertette và Tòa Thánh ban cất giữ hài cốt Thánh Emmatiuel Triệu. Chúng con ao ước Thánh trở lại với quê hương mình.
- Theo tài liệu Thiên hùng sử. tr.309. Thánh Phanxicô Trần văn Trung:
“Hiện nay thi hài của chứng nhân được lưu giữ tại nhà Thờ họ Dương Sơn”
Giáo xứ chúng con không thấy hài cốt của Ngài tại Giáo xứ và xin vui lòng cho chúng con biết hiện nay hài cốt cùa Ngài được nơi nào cất giữ ?
(6) Cha Phan văn Lợi. Gốc ở Dương Sơn, hiện bà con nội và ngoại đều ở Dương Sơn: Nội ở nhánh ông Phan Chưởng, ngoại ở nhánh ông Phan Đến. Trong gia phả họ Phan Dương Sơn có tên thân sinh ngài là Phan Danh.

Dương Sơn, ngày 27 tháng 11 năm 2009

Một số hình ảnh sinh hoạt Giáo xứ

 
 
 

 

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Giuse Lê Ðăng Thị (1825-1860)

Giuse Lê Ðăng Thị, Sinh năm 1825 tại Kẻ Văn, Quảng Trị, Giáo dân, Cai Ðội, bị xử giảo ngày 24/10/1860 tại An Hòa dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X suy tôn ông Giuse Lê Đăng Thị lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh....

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Kết nối mạng xã hội
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây