ĐTC Phanxicô: Các thần tượng giả ăn cắp sự tụ do và biến con người thành nô lệ chúng

Khi tin tưởng vào các thần tượng bằng vật chất, hay do trí óc chúng ta làm ra, khi biến các thực tại hạn hẹp thành tuyệt đối, khi giản lược Thiên Chúa vào các lược đồ và tư tưởng của chúng ta, biến Ngài thành một vị thần giống chúng ta, có thể hiểu được, thấy trước được như các thần tượng vô hồn, là chúng ta đặt hy vọng vào hư vô. Chỉ khi tin tưởng nơi Chúa, chúng ta mới trở nên như Ngài, phước lành của Ngài biến đổi chúng ta thành con cái chia sẻ sự sống của Ngài.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần, 11.01.2017, trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã đề cập tới niềm hy vọng như nhu cầu sơ đẳng của con người: hy vọng vào tương lai, tin tưởng nói sự sống, suy nghĩ tích cực. Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh là thời gian của năm phụng vụ nhằm thức tỉnh nơi dân Thiên Chúa, niềm hy vọng. Nhưng thật quan trọng là niềm hy vọng ấy phải đặt để vào điều có thể thực sự giúp chúng ta sống và trao ban ý nghĩa cho cuôc đời mình. Chính vì thế mà Thánh Kinh cảnh báo chúng ta chống lại các niềm hy vọng giả dối, các niềm hy vọng giả dối này mà thế gian trình bầy với chúng ta, bằng cách lột mặt nạ sự vô ích của chúng và chỉ cho thấy cái vô nghĩa của chúng. Và Thánh Kinh làm điều đó bằng nhiều cách thế, nhất là bằng cách tố cáo các thần tượng giả mà con người liên tục bị cám dỗ đặt để niềm tin tưởng của nó, bằng cách biến nó trở thành đối tượng niềm hy vọng của mình.

Tiếp tục bài huấn dụ, ĐTC nói: “Đặc biệt các ngôn sứ và các người khôn ngoan nhấn mạnh trên điều ấy, bằng cách đụng chạm tới điểm nhức nhối trên con đường lòng tin của tín hữu”. Và ĐTC giải thích như sau:

Bởi vì tin là tín thác nơi Thiên Chúa – ai tin thì tín thác nơi Thiên Chúa - nhưng tới lúc trong đó, khi phải đụng chạm với các khó khăn của cuộc sống, con người cảm nghiệm được sự giòn mỏng của sự tin tưởng của nó và cảm thấy cần có các chắc chắn khác nhau, các chắc chắn cụ thể, có thể sờ mó được. “Tôi tín thác nơi Thiên Chúa, nhưng tình hình hơi xấu một chút, và tôi cần một sự chắc chắn hơi cụ thể môt chút.” Và ở đó, nguy hiểm là ở đó. Và khi đó chúng ta bị cám dỗ tìm cả các an ủi mau qua, xem ra lấp đầy sự trống rỗng của nỗi cô đơn và làm nhẹ bớt cái mệt nhọc của việc tin tưởng.

Và chúng ta nghĩ có thể tìm chúng trong an ninh. mà nó có thể cho – chẳng hạn – tiền bạc hay trong các liên minh với những người quyền thế; hoặc trong tinh thần thế tục; hay trong các ý thức hệ dối trá. Nhưng chúng ta thích các thần tượng, chúng ta thích các thần tượng biết bao! Có một lần nọ, tại Buenos Aires, tôi phải đi từ nhà thờ này đến nhà thờ khác, cách nhau ít nhiều khoảng một ngàn mét. Và tôi đi bộ. Ở giữa hai nhà thờ, có một công viên, và trong công viên, có rất nhiều các bàn nhỏ, nơi có các thầy bói ngồi; và có rất đông ngưòi xếp hàng dài chờ. Bạn đưa bàn tay cho họ, và họ bắt đầu nói. Nhưng diễn văn luôn luôn giống nhau: có một phụ nữ trong cuộc đời ông, có một bóng đen đang đến, nhưng mọi sự sẽ thành công tốt… Và rồi bạn trả tiền. Điều này có trao ban an ninh cho bạn không? Đó là một sự chắc chắn – xin anh chị em cho phép tôi dùng từ này – của một sự ngu độn – Nhưng đó là một thần tượng: tôi đã đi tới bà thầy bói, ông thầy bói, hay tôi đã đi coi bài – Tôi biết là không có ai trong anh chị em làm điều này đúng không? – Tín hữu cười – và tôi đã thành công hơn. Nó làm tôi nhớ tới cuốn phim có tựa đề “Phép lạ tại Milano” của người làm cái đó, thật là thối cái mũi… giá 100 đồng Lire. Họ bắt bạn trả tiền để cho họ ca tụng bạn, trao ban cho bạn một niềm hy vọng giả dối. Đó là thần tượng, và chúng ta gắn bó biết bao với chúng: chúng ta mua các niềm hy vọng giả dối. Và Đấng là niềm hy vọng của sự nhưng không, Đấng đã trao ban cho chúng ta Chúa Giêsu Kitô, một cách nhưng không, đã cho chúng ta sự sống, Đấng ấy, thì chúng ta không tin tưởng bao nhiêu…

Đôi khi chúng ta tìm chúng nơi một thần linh có thể cúi gập trước các đòi hỏi của chúng ta, và can thiệp một cách kỳ điệu để biến đổi thực tại, và làm cho nó trở thành như chúng ta muốn; nghĩa là một thần tượng và như là thần tượng, nó không thể làm gì hết, bất lực và dối trá.

Có một thánh vịnh tràn đầy khôn ngoan, miêu tả cho chúng ta một cách hết sức gợi ý, cái giả dối của các thần tượng này, mà thế gian cống hiến cho niềm hy vọng của chúng ta, và con người thuộc mọi thời đại bị cám dỗ đặt tin tưởng nơi chúng. Đó là thánh vịnh 115. Thánh vịnh viết như thế này: “Tượng thần chúng chỉ là vàng bạc, chỉ do tay người thế tạo thành. Có mắt có miệng, không nhìn không nói, có mũi có tai, không ngửi không nghe. Có hai tay, không sờ không mó, có hai chân, không bước không đi, từ cổ họng, không thốt ra một tiếng. Ước gì kẻ làm ra hoặc tin ở tượng thần, cũng giống như chúng vậy.” (Tv 115,4-8).

Tác giả thánh vịnh trình bầy với chúng ta một cách châm biếm, thực tại tuyệt đối phù du của các thần tượng này.”

Và ĐTC giải thích thêm điểm này như sau:

Và chúng ta phải hiểu rằng đây không chỉ là các hình tượng làm bằng kim loại và chất liệu khác, nhưng cũng là các hình tượng mà trí óc chúng ta xây dựng nữa, khi chúng ta tin tưởng nới các thực tại hạn hẹp mà chúng ta biến thành tuyệt đối, hay khi chúng ta giản lược Thiên Chúa vào các lược đồ và tư tưởng về thần linh của chúng ta; một thần linh giống chúng ta, có thể hiểu và tiên liệu, y như các thần tượng mà thánh vịnh nói tới. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, chế tạo một thần linh theo hình ảnh của nó, và cũng là một hình ảnh vụng về: không nghe, không cử động, và nhất là không thế nói. Nhưng chúng ta lại hài lòng đi tới với các thần tượng, hơn là đi tới với Chúa. Chúng ta càng hài lòng hơn với niềm hy vọng phù du trao ban điều giả dối này, thần tượng này hơn là niềm hy vọng vĩ đại chắc chắn mà Chúa ban cho chúng ta.”

ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ:

Đối chọi với niềm hy vọng nơi một Chúa của sự sống, là Đấng với Lời của Ngài đã tạo dựng nên thế giới và hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, người ta tin tưởng nơi các thần tượng câm nín. Các ý thức hệ, với các yêu sách tuyệt đối của chúng, các giầu sang – và đây là một thần tượng lớn - các giầu sang, quyền lực và thành công, sự phù vân, với các ảo tưởng vĩnh cửu và toàn năng của chúng, các giá trị như vẻ đẹp vật lý và sức khỏe, khi chúng trở thành thần tượng, cần phải hy sinh mọi sự, tất cả chúng đều là các thực tại làm lẫn lộn tâm trí, và thay vì tạo điều kiện cho sự sống, thì nó dẫn đưa tới cái chết.

Thật là xấu xa nghe biết và gây đau đớn cho tâm hồn điều, mà cách đây nhiều năm, tôi đã nghe được trong giáo phận kia: có một phụ nữ, một phụ nữ giỏi giang, rất đẹp, đẹp lắm, và bà khoe khoang sắc đệp của bà, bà bình luận như thể là chuyện tự nhiên: “Ô, vâng tôi đã phải phá thai, vì gương mặt tôi quan trọng lắm”. Thế đó… Đây là các thần tượng,  chúng đưa bạn tới con đường sai lầm, và không trao ban cho bạn niềm hạnh phúc.

Sứ điệp của thánh vịnh rất rõ ràng: nếu ta đặt tin tưởng nơi các thần tượng, thì ta cũng trở thành như chúng: là các hình ảnh trống rỗng với tay không sờ mó, với chân không bước đi, miệng không thể nói. Ta không còn gì để nói nữa, ta trở thành không có khả năng trợ giúp, thay đổi các sự vật, không có khả năng cười, trao ban chính mình, không có khả năng yêu thương. Và cả chúng ta là các ngưòi của Giáo Hội, chúng ta cũng gặp nguy cơ này khi chúng ta “trần tục hoá chính mình”. Cần phải ở trong thế gian, nhưng bảo vệ chính mình khỏi các ảo tưởng của thế gian là các thần tượng này mà tôi đã nêu trên đây.

Như thánh vịnh tiếp tục, cần phải tín thác và hy vọng nơi Thiên  Chúa, và Thiên  Chúa sẽ chúc phúc. Thánh vinh nói: “Nhà Ixraen, hãy tin cậy Chúa, chính Chúa độ trì, làm thuẫn đỡ khiên che. Nhà Aharon, hãy tin cậy Chúa… Ai kính sợ Chúa, hãy tin cậy Chúa …Chúa nhớ đến ta và sẽ ban phúc cả: sẽ chúc phúc” (Tv 115,9-11). Chúa luôn luôn nhớ, cả trong những lúc xấu xa, nhưng Ngài nhớ đến chúng ta. Và đó là niềm hy vọng của chúng ta. Và niềm hy vọng không gây thất vọng. Không bao giờ. Không bao giờ gây thất vọng. Các thần tượng luôn luôn gây thất vọng: chúng là các tưởng tượng, chúng không thật.

Đây là thực tại tuyệt vời của niềm hy vọng: khi tín thác nơi Chúa, ta trở thành như Ngài, phúc lành của Ngài biến đổi chúng ta, biến đổi chúng ta thành con cái Ngài, chia sẻ sự sống của Ngài. Niềm hy vọng nơi Thiên Chúa, làm cho chúng ta bước vào trong ánh sáng hoạt động của kỷ niệm của ký ức Ngài chúc lành cho chúng ta và cứu rỗi chúng ta. Và khi đó, có thể vọt lên tiếng Alleluia, chúc tụng Thiên Chúa hằng sống và chân thật, là Đấng vì chúng ta đã sinh ra từ Đức Maria, đã chết trên thập giá và sống lại trong vinh quang. Và nơi vì Thiên Chúa nà, chúng ta hy vọng, và Thiên Chúa này không phải là một thần tượng, không bao giờ gây thất vọng.”

ĐTC đã chào các nhóm hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt các đại chủng sinh chủng viện Saint Sulpice Issy- les -Moulineaux; các đoàn hành hương đến từ Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản; cũng như các nhóm nói tiếng Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,  và Ba Lan. Ngài nói thế giới cống hiến cho chúng ta biết bao niềm hy vọng giả, thay vì trao ban tin tưởng, chúng ăn cắp sự tự do và biến chúng ta trở thành nô lệ của chúng. Các thần tượng, cũng như ma tuý, hứa hẹn niềm vui, nhưng lại ăn cướp sự tự do. Vì thế, việc chữa lành nô lệ các thần tượng, trước hết là nhận biết chúng, quyết định thoát khỏi, can đảm từ bỏ chúng, và nhất là đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa thật hằng sống, là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.

Chào các nhóm Ba Lan, ĐTC nói năm nay Ba Lan mừng 100 năm tu huynh Alberto Chmielowski sinh ra.  “Tôi khuyến khích anh chị em noi gương vị thánh của lòng thương xót, anh em của những người vô gia cư, dân nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, để đem tình yêu thương, bác ái và niềm hy vọng tới cho mọi người.”

ĐTC cũng lưu ý tín hữu đừng để mình bị lừa bởi những kẻ xấu muốn làm tiền họ, vì các vé tham dự tiếp kiến, đều hoàn toàn miễn phí.

Trong các nhóm tiếng Ý, ngài đặc biệt chào các linh mục giáo sư các chủng viện, học viện, thành viên chi nhánh đại học giáo hoàng Urbaniana của Bộ Truyền Giáo. Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc tới lễ Chúa chịu phép rửa Chúa Nhật vừa qua. Ngài khích lệ mọi người tái khám phá ra ơn bí tích Rửa Tội đã nhận lãnh, và kín múc từ đó, niềm tin nơi Giáo Hội, sức mạnh giúp đối phó với khổ đau bệnh tật và lòng can đảm dấn thân trong cuộc sống gia đình.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

 

(Vatican 11/01/2017)

 

Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Simon Phan Ðắc Hòa (1787-1840)

Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn y sĩ Simon Phan Đắc Hòa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây