Ngày "Hội Học Giáo Huấn Xã hội Công Giáo" tại Giáo phận Huế

250 giáo dân đến từ các giáo xứ trong Giáo phận Huế tham dự ngày Hội Học Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo; do ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Huế phối hợp với các Nhóm Học và phổ biến Giáo Huấn Xã hội Công Giáo ở Sài Gòn tổ chức, tại Trung Tâm Mục Vụ Huế, ngày 30/9/2017.
Trong diễn từ khai mạc, cha Gioakim Lê Thanh Hoàng, Trưởng ban Công lý và Hòa Bình Huế, khẳng định, "… Đặt trên nền tảng Thánh Kinh về sự trọn vẹn của con người, và kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa, Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (GHXHCG) gần như đề cập đến tất cả các khía cạnh cơ bản của đời sống xã hội: Con người và nhân quyền, gia đình, lao động, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, môi trường, toàn cầu hóa, … GHXHCG là sự gặp gỡ, giao thoa giữa Lời Chúa và đời sống con người cùng với các thực tại xã hội. Do đó, học tập GHXHCG sẽ giúp chúng ta biết các nguyên tắc để suy tư, tiêu chuẩn để phán đoán, và hướng dẫn chúng ta hành động đúng với Tin Mừng. Đặc biệt trong thời đại hậu công nghiệp ngày nay, GHXHCG còn là phương thế truyền giáo hữu hiệu.”
 

Hiện diện trong phần khai mạc, Đức cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, Nguyên Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế nói với các học viên, "… Đức Tổng Giuse bận công tác mục vụ, vắng nhà, tôi đến để khích lệ tinh thần anh chị em, và nhắc nhở anh chị em: Dẫu cuộc sống, nơi này hoặc nơi khác vẫn còn hận thù; gian dối, bất công, … chúng ta không quy trách nhiệm cho ai, không kết án ai; cũng không thụ động ngồi khoanh tay, bỏ mặc. Trước hết, hãy tự hỏi mình - Tôi đã làm gì để xây dựng công lý và hòa bình nơi gia đình, cộng đoàn, thôn xóm tôi đang sinh sống? Ai cũng than phiền về ô nhiễm môi trường, ai cũng ao ước một môi trường trong sạch, thế mà hằng ngày, vô tình hay hữu ý, tôi cứ xả rác khắp nơi trừ ngôi nhà của tôi, khu vườn của tôi. Ích kỷ và vô tâm như thế, làm sao có công bình, công lý? Trong gia đình vợ chồng, con cái đã có hòa bình chưa? …
Và, muốn bảo vệ công lý và hòa bình, anh chị em phải học, phải tìm hiểu Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo và thực hành những gì Giáo hội dạy.”
Cha Phaolô Nguyễn Luận, Đặc trách Mục vụ Gia đình Giáo phận, Quản xứ Loan Lý, hiện diện và chia sẻ, "... Tôi lắng nghe để kết hợp với các ban Mục vụ khác của giáo phận, như Công lý và Hòa bình, để phục vụ Gia đình ngày một tốt hơn."
 

Trong ngày, với sự hướng dẫn của cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, C.SS.R; và cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Nhứt, OP; qua các bài chia sẻ của các thuyết trình viên, với phương pháp học tập sinh động các học viên hiểu được những điều cơ bản của GHXHCG về Gia đình, về "Chăm sóc Ngôi Nhà Chung của chúng ta" (Thông điệp Laudato Si').
 

Chị Anna Nguyễn Thị Sen, ở giáo xứ Ngọc Hồ. nói, "Tôi hiểu được tại sao cần phải tôn trọng và yêu thương con cái và các thành viên khác trong gia đình."
Anh Gioan Baotixita Trần Hải, ở giáo xứ Phú Lương chia sẻ, "Tôi không thể phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường. Chúng phải được giáo dục toàn diện, cả văn hóa, nhân cách, … và đức tin, Công việc này là của gia đình, của chúng tôi những người làm cha làm mẹ."
Bạn Nguyễn Thị Tuyết Lan, sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Huế, lo lắng trước những vấn nạn về hôn nhân và gia đình như quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử trước hôn nhân, ly thân, ly dị, phá thai, hôn nhân đồng giới, … và mạnh dạn đề nghị, "… các Ban Mục vụ Giáo phận, đặc biệt các cha xứ tổ chức nhiều hình thức học tập về Hôn nhân, Giáo lý hôn nhân, … cho các bạn trẻ."
Bác Nguyễn văn Chi, ở giáo xứ Tân Lương, không vui khi chia sẻ, "Tài nguyên - Quà tặng của Thiên Chúa cho mọi người, là tài sản chung, nhưng trong thực tế người có thế lực, người giàu hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên nhiều hơn người nghèo chúng tôi. Người nghèo như chúng tôi chịu thua thiệt nhiều hơn, tôi ví dụ, ở nông thôn, tôi chưa có nước sạch để sinh hoạt."
Anh Phaolô Huỳnh Tâm, ở giáo xứ Phủ Cam, xác tín, "Con người do lầm tưởng mình là chủ nhân của trái đất này, nhờ những sáng tạo về khoa học kỹ thuật - cái này cũng do Chúa ban cho, mà khai thác không có kế hoạch các nguồn tài nguyên dẫn đến tình trạng khủng hoảng sinh thái hiện nay. Chính chúng ta là thủ phạm làm trái với định tốt đẹp của Thiên Chúa khi tạo dựng trái đất và vũ trụ này, do đó mỗi người, mối nhà, mỗi nước phải đấm ngực nhìn nhận tội lỗi của mình - nói theo Laudato Sí là Hoán cải sinh thái."
Chị Maria Quỳnh Hương, ở giáo xứ Tây Linh, vui vẻ nói, "Các cháu ở nhà dùng điện, nước và các vật dụng sinh hoạt khác rất lãng phí. Tôi phải tập để các cháu thay đổi lại các hành vi, như tắt quạt máy khi không dùng, sửa cây bút khi nó còn thể dùng được, … Tôi tâm đắc với Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi nói, thế giới này sẽ thay đổi từ những việc nhỏ như thế."
 

Buổi chiều, lúc 15g45, cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại Diện đến thăm lớp học và sau khi lắng nghe những ý kiến, đề nghị của các tham dự viên, ngài vui vẻ nói, "Tôi vui mừng vì anh chị em có nhiều ý kiến, đề nghị tốt đẹp. Tôi sẽ trình với Đức Tổng, trao đổi với các cha đặc trách, tìm cách đáp ứng những mong muốn hợp lý, cả hợp thời nữa của anh chị em."
Những tràng vỗ tay ghi nhận quyết tâm của anh chị em và của Đấng bản quyền giáo phận trong ý hướng xây dựng cộng đoàn giáo phận ngày một năng động và hữu hiệu.
 

Ngày Hội Học Giáo Huấn Xã hội Công Giáo kết thúc với phiên chầu Thánh Thể do cha Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Nhứt chủ sự.

 

Tác giả bài viết: Ban Công Lý & Hòa Bình Giáo phận Huế

Nguồn tin: tonggiaophanhue.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Simon Phan Ðắc Hòa (1787-1840)

Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn y sĩ Simon Phan Đắc Hòa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
Phaolô Trần Văn Quang
GIỜ LỄ
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây