Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp video gửi quốc dân Ai Cập công bố hôm 25-4-2017 trước cuộc viếng thăm của ngài từ ngày 28 đến 29-4 tới đây. ĐTC nói:
”Tôi thực sự vui mừng đến như một người bạn, như sứ giả hòa bình và như một người hành hương tại đất nước, cách đây hơn 2 ngàn năm, đã cho Thánh Gia tị nạn và tá túc khi trốn chạy những đe dọa của vua Hêrôđê (Xc Mt 2,1-16). Tôi hân hạnh được viếng thăm miền đất đã được Thánh Gia thăm viếng!
Sau khi cám ơn Tổng thống, Đức Thượng Phụ Chính Thống Tawadros II, Đại Iman của Đại học Al-Azhar, và Đức Thượng Phụ Công Giáo Copte, ngài nói:
”Tôi mong ước rằng cuộc viếng thăm này là một vòng tay ôm an ủi và khích lệ cho tất cả các tín hữu Kitô ở Trung Đông; một sứ điệp thân hữu và quí mến đối với tất cả mọi người dân Ai Cập và trong vùng; một sứ điệp huynh đệ và hòa giải cho mọi người con của Abraham, đặc biệt là thế giới Hồi giáo, trong đó Ai Cập chiếm một chỗ hàng đầu. Tôi cầu mong cuộc viếng thăm này cũng là một đóng góp giá trị cho cuộc đối thoại liên tôn với thế giới Hồi giáo và đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính Thống Copte kính mến.
ĐTC nhận xét thêm rằng: ”Thế giới chúng ta bị bạo lực mù quáng xâu xé - đánh cả vào trọng tâm đất nước yêu quí của quí vị - thế giới ấy đang cần hòa bình, tình thương và lòng thương xót; cần những người kiến tạo hòa bình và những người tự do và giải thoát, cần những người can đảm biết học hỏi từ quá khứ để xây dựng tương lai mà không khép kín trong những thiên kiến; thế giới ấy đang cần những người bắc cầu hòa bình, đối thoại, công lý và tình nhân đạo”. (SD 25-4-2017)
Tác giả bài viết: G. Trần Đức Anh OP
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam...