Thánh lễ truyền chức Linh Mục cho 16 tân chức và Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Các Linh Mục là những người được Chúa Giêsu đặc biệt lựa chọn để tiếp tục sứ mệnh của Ngài là Thầy, Linh Mục và Mục Tử, để xây dựng Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội, Dân Thiên Chúa và Đền thờ của Chúa Thánh Thần.

ĐTC đã nói như trên trong bài giảng Thánh Lễ truyền chức Linh Mục cho 16 Phó tế sáng Chúa Nhật hôm qua là Chúa Nhật Chúa Chiên Lành và cũng là Ngày Giáo Hội cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ. Trong số 16 tiến chức có Thầy Phaolô Đỗ Văn Tân thuộc đại chủng viện Redemptoris Mater. Cùng đồng tế Thánh Lễ với ĐTC có 9 Hồng Y và hơn 200 Linh Mục, trong đó có hàng chục Linh Mục Việt Nam, với sự tham dự của khoảng 8.000 tín hữu trong đó có các anh chị em Liên Tu Sĩ Roma.

Giảng trong Thánh Lễ ĐTC đã nêu bật sự kiện Chúa Giêsu Kitô là Thượng Tế duy nhất của Tân Ước, nhưng trong Ngài toàn dân Chúa được tham dự vào chức Linh Mục ấy, và cách riêng các Linh Mục được Chúa tuyển chọn. ĐTC định nghĩa các linh mục như sau:

Thật thế, các ngài sẽ được đồng hình dạng với Chúa Kitô Thượng Tế và Linh Mục đời đời, hay các ngài sẽ được thánh hiến như các linh mục đích thật của Tân Ước; tước hiệu này kết hiệp các ngài với Giám Mục của các ngài, và các ngài sẽ là những người rao giảng Tin Mừng, mục tử của dân Thiên Chúa, và sẽ chủ sự các hành động phụng tự, đặc biệt là cử hành hy tế của Chúa.

Tiếp đến ĐTC đã khuyến khích các tân chức tươi vui phân phát Lời Chúa cho tất cả mọi người, kiên trì đọc và suy niệm Lời Chúa để tin điều đã đọc, dậy điều đã học được trong đức tin, và sống điều đã dậy. Ngài nói: linh mục hãy là lương thực cho dân Chúa với giáo lý, niềm vui và sự nâng đỡ cho tín hữu với hương thơm cuộc sống. Hãy xây dựng Nhà Chúa là Giáo Hội với lời nói và gương sáng. Các con sẽ tiếp tục công trình thánh hoá của Chúa Kitô. Qua chức thừa tác của các con, hy tế thiêng liêng của tín hữu được kiện toàn, để hiệp cùng hy tế của Chúa Kitô, qua tay các con nhân danh toàn Giáo Hội, được dâng lên một cách không đổ máu, trên bàn thờ trong việc cử hành các Mầu Nhiệm Thánh.

Như vậy, hãy nhận biết điều các con làm. Hãy noi gương điều các con cử hành để khi tham dự vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa các con mang cái chết của Chúa Kitô trong các chi thể của mình và bước đi với Ngài trong cuộc sống mới.

Tiếp tục bài giảng ĐTC nêu bật nhiệm vụ của linh trong việc cử hành các bí tích. Với Bí Tích Rửa Tội các con kết hiệp các tín hữu mới vào Dân Thiên Chúa. Với Bí Tích Sám Hối các con tha tội nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội. Ở đây cha dừng lại để xin các con: làm ơn đừng bao giờ mệt mỏi thương xót. Các con hãy nghĩ tới tội lỗi của mình, tới các bần cùng của mình mà Chúa Giêsu tha thứ. Các con hãy từ bi. Với dầu thánh các con làm vơi nhẹ các bệnh nhân. Khi cử hành các lễ nghi thánh và khi dâng lên trong các giờ của ngày sống lời cầu nguyện chúc tụng và khẩn nài, các con trở thành tiếng nói của Dân Thiên Chúa và của toàn nhân loại.

Ý thức được mình đã được lựa chọn giữa loài người và được thiết lập cho họ để lo lắng cho các việc của Thiên Chúa, các con hãy thi hành trong tươi vui và bác ái chân thành công việc tư tế của Chúa Kitô, chỉ cố ý duy nhất làm đẹp lòng Thiên Chúa chứ không làm vừa lòng  chính mình hay con người, hoặc vì các lợi lộc khác. Chỉ phục vụ Thiên Chúa cho thiện ích của dân thánh trung thành của Thiên Chúa. Sau cùng, khi tham dự vào sứ mệnh của Chúa Kitô, là Đầu và là Mục Tử, trong niềm hiệp thông con thảo với Giám Mục của các con, các con hãy dấn thân hiệp nhất các tín hữu trong một gia đình duy nhất để dẫn đưa họ tới Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong  Chúa Thánh Thần. Và các con hãy luôn luôn có trước mắt gương của Mục Tử Nhân Lành, là Đấng đã không đến để được phục vụ nhưng là để phục vụ, để tìm cứu vớt những gì đã bị hư mất.

Tiếp theo đó là nghi thức truyền chức Linh Mục. Sau đó các Tân Linh Mục đã đứng chung quanh bàn thờ đồng tế Thánh Lễ với ĐTC. Trong phần hiệp lễ hàng chục Linh Mục đã cho tín hữu chịu Mình Thánh Chúa trên miệng.
 

Vào lúc 12 giờ trưa từ cửa sổ Dinh Tông  Toà ĐTC đã chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với mấy chục ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô. Trong bài huấn dụ ĐTC nói: phụng vụ Chúa Nhật thứ tư mùa Phục Sinh tiếp tục giúp chúng ta tái khám phá ra căn tính của chúng ta là môn đệ của Chúa Phục Sinh. Trong sách Công  Vụ các Tông Đồ thánh Phêrô công khai tuyên bố rằng việc chữa lành người què do ngài làm và cả thành Giêrusalem nói tới, đã xảy ra nhân danh Chúa Giêsu, bởi vì “không có sự cứu rỗi nơi một ai khác” (4,12). ĐTC giải thích:

Nơi người được khỏi đó có từng người trong chúng ta – người đó là hình ảnh của chúng ta: chúng ta tất cả đều ở đó -  có các cộng đoàn của chúng ta: mỗi người có thể được lành khỏi biết bao nhiêu hình thức tật nguyền tinh thần mình có – tham vọng, lười biếng, kiêu căng – nếu chấp nhận đặt cuộc sống mình vào trong tay Chúa Phục  Sinh với lòng tin tưởng. “Nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét – Phêrô khẳng định – người đó đang đứng trước quý vị lành lặn” (c. 10). Nhưng ai là Đấng Kitô chữa lành? Được Ngài chữa lành hệ tại điều gì? Ngài chữa chúng ta khỏi cái gì? Và qua các thái độ nào?

Câu trả lời cho các vấn nạn này chúng ta tìm thấy trong Phúc Âm hôm nay, trong đó Chúa Giêsu nói: “Ta là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành trao ban mạng sống mình cho chiên” (Ga 10,11). Việc tự giới thiệu này của Chúa Giêsu không thể bị giản lược thành một gợi ý cảm xúc, không có một hiệu quả cụ thể nào! Chúa Giêsu chữa lành qua sự kiện Ngài là mục tử trao ban sự sống. Khi ban cho chúng ta sự sống của Ngài, Chúa Giêsu nói với từng người: “mạng sống của con có giá trị  đối với Cha đến độ để cứu nó Cha cho con tất cả chính Cha”. Chính việc hiến dâng sự sống  của Ngài khiến cho Chúa Giêsu trở thành Mục Tử Nhân Lành một cách tuyệt diệu, Đấng chữa lành, Đấng cho phép chúng ta sống một cuộc sống xinh đẹp và phong phú.

Phần thứ hai của trang Phúc Âm nói với chúng ta Chúa Giêsu có thể chữa lành chúng ta và có thể khiến cho cuộc sống chúng ta phong phú với các điều kiện nào: “Ta là mục tử nhân lành - Chúa nói - Ta biết các chiên của Ta và các chiên của Ta biết Ta, như  Cha biết Ta và Ta biết Cha” (cc. 14-15). Chúa Giêsu không nói tới một sự hiểu biết trí thức, không, nhưng một tương quan cá nhân, yêu dấu, hiền dịu với nhau, phản ánh chính tương quan thân thiết của tình yêu giữa Ngài và Thiên Chúa Cha. Đó là thái độ, qua đó được hiện thực tương quan sống động và cá nhân với Chúa Giêsu: chúng ta hãy để cho mình được Ngài biết. Đừng đóng kín trong chính mình, hãy rộng mở cho Chúa, vì Ngài biết tôi. Ngài chú ý đến từng người trong chúng ta, biết con tim của chúng ta trong sâu thẳm: Ngài biết các ưu điểm và các khuyết điểm của chúng ta, các dự dịnh mà chúng ta đã thực hiện và các niềm hy vọng đã bị thất vọng. Nhưng Chúa chấp nhận chúng ta như chúng ta là, cả các tội lỗi của chúng ta nữa, để chữa lành chúng ta, để tha thứ cho chúng ta; Ngài hướng dẫn chúng ta với tình yêu thương để chúng ta có thể đi qua cả những con đường quanh co mà không lạc lối. Ngài đồng hành với chúng ta.

Đến lượt mình chúng ta được mời gọi biết Chúa Giêsu. Điều này bao gồm một cuộc gặp gỡ với Chúa, một cuộc gặp gỡ dấy lên ước muốn theo Ngài bằng cách từ bỏ các thái độ tự quy chiếu mình để bước đi trên các con đường mới, do chính Chúa Kitô chỉ cho và rộng mở cho các chân trời rộng rãi. Khi trong các cộng đoàn của chúng ta ước muốn sống tương quan với Chúa Giêsu, lắng nghe tiếng Ngài và trung thành theo Ngài bị nguội lạnh đi, thì không thể tránh được là các kiểu suy nghĩ và sống khác không trung thực với Tin Mừng chiến thắng. Xin Mẹ Maria, Mẹ chúng ta giúp chúng ta làm cho trưởng thành  một tương quan luôn ngày càng mạnh mẽ hơn với Chúa Giêsu. Hãy rộng mở cho Chúa Giêsu để Ngài bước vào trong chúng ta. Một tương quan mạnh mẽ hơn: Ngài đã phục sinh. Như thế chúng ta có thể theo Ngài suốt đời. Trong Ngày quốc tế cầu nguyện cho ơn gọi này xin Mẹ Maria bầu cử để có biết bao người quảng đại và kiên trì đáp trả lại lời Chúa mời gọi bỏ mọi sự vì Nước Ngài.

Tiếp đến ĐTC đã đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng và cùng với 4 tân Linh Mục trong đó có cha Phaolô Đỗ Văn Tân, ban phép lành cho tín hữu.

Nguồn tin: vi.radiovaticana.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Matthêu Nguyễn Văn Phượng (1808-1861) 

Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây