Huấn thị gồm 2 phần:
I. Phần đầu nói về các chủ thể: thẩm quyền của ĐTC, và trong trường hợp đang nhóm Thượng HĐGM mà Tòa Thánh bị trống ngôi, thì Thượng HĐGM sẽ ngưng họp tức khắc, chờ ĐGH mới quyết định.
- Huấn thị xác định các thành phần tham dự Thượng HĐGM khóa thường lệ và các THĐGM khóa đặc biệt: các vị đương nhiên theo chức vụ là các vị thủ lãnh các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương, các vị thủ lãnh các cơ quan trung ương Tòa Thánh có chức GM do ĐTC chỉ định, các vị được bầu lên, và các vị do ĐTC bổ nhiệm: con số các vị được ngài bổ nhiệm sẽ không có 15% tổng số các nghị phụ đương nhiên có quyền hoặc được bầu lên. Việc bầu các đại biểu phải được ĐTC phê chuẩn và không thể công bố danh tánh trước khi ĐTC phê chuẩn.
Vai trò và thẩm quyền một số chức sắc
- Huấn thị xác định vai trò và thẩm quyền của vị Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký, Hội đồng thông thường của Văn phòng Tổng thư ký và các Hội đòng khác; tiếp đến là các vị Chủ tịch thừa ủy, thay mặt ĐTC chủ tọa khóa họp, vị Tổng tường trình viên, vị Tổng thư ký đặc biệt của khóa họp. Ngoài ra có Ủy ban thông tin, Ủy ban soạn Văn kiện chung kết, Ủy ban nghiên cứu.
Phần 2: thủ tục tiến hành
II. Phần thứ 2 của Huấn bị bàn về thủ tục tiến hành Thượng Hội đồng GM: từ việc cử hành phụng vụ trong Công nghị GM này, cho tới phẩm phục, thứ tự ưu tiên, ngôn ngữ được sử dụng, nghĩa vụ các nghị phụ phải thông báo khi vắng mặt không tham dự phiên họp, nghĩa vụ phải giữ bí mật về các ý kiến và phiếu của mỗi cá nhân. Ngoài ra phần này cũng nói về thủ tục bỏ phiếu, về các thủ tục, và cách thức bỏ phiếu.
Cách phát biểu trong Thượng HĐGM
Tiếp đến là việc thảo luận trong THĐGM: các nghị phụ phải nộp trước bài phát biểu và chỉ được nói về đề tài được ấn định, phải nói trong giới hạn thời gian đã ấn định. Có thể phát biểu trên giấy tờ và nộp cho Văn phòng Tổng thư ký.
Các nghị phụ đừng lập lại ý kiến đã được nghị phụ khác phát biểu, và nên trình bày ý kiến và lập trường chung của HĐGM hoặc cơ quan mà mình được cử làm đại biểu.
Phát biểu của dự thính viên
Các dự thính viên và những người được mời, ví dụ các đại biểu các Giáo Hội Kitô Anh em, có thể phát biểu trong phiên khoáng đại nếu được vị Hồng Y Chủ tịch mời hoặc cho phép. Họ có thể nói trong các cuộc thảo luận nhóm, nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Trong các cuộc thảo luận tự do, sau khi nghe ý kiến của người khác, các nghị phụ có quyền trả lời hoặc nêu vấn nạn.
Soạn thảo văn kiện chung kết
Huấn thị cũng bàn về việc soạn thảo Văn kiện chung kết, và thảo luyận về văn kiện này trong phiên khoáng đại, việc bỏ phiếu chung kết. Văn kiện này để được thông qua phải được 2 phần 3 số phiếu của các nghị phụ hiện diện trong lúc bỏ phiếu. Sau khi bỏ phiếu thông qua, Văn kiện chung kết sẽ được đệ trình ĐTC.
Giá trị của Văn kiện chung kết
Theo Tông hiến mới của ĐTC với tựa đề ”Episcopalis communio” (Tình hiệp thông Giám Mục), về cơ cấu Thượng HĐGM công bố tại Vatican ngày 18-9 vừa qua, thì các kết luận của Thượng HĐGM được thu vào trong một Văn kiện chung kết (17,1). Để soạn Văn kiện này, một Ủy ban đặc nhiệm được thành lập gồm có vị chủ tọa là Tổng tường trình viên, vị Tổng thư ký Thượng HĐGM, vị Tổng thư ký đặc biệt cho khóa họp và một vài thành phân được bầu lên trong phiên khoáng đại của Thượng HĐGM, để ý đến các vùng khác nhau, sau cùng là một số vị do ĐTC bổ nhiệm (17,2). Văn kiện chung kết được đệ trình để các nghị phụ bỏ phiếu, cố gắng đạt sự đồng thuận về tinh thần.
Theo khoản thứ 18 của Tông Hiến, sau khi được các nghị phụ thông qua, Văn kiện chung kết được đệ trình ĐTC và ngài quyết định công bố. Nếu Văn kiện được ĐTC minh thị phê chuẩn, thì sẽ trở nên thành phần giáo huấn thông thường của người kế vị Thánh Phêrô (18,1).
Nếu ĐTC ban cho khóa họp Thượng HĐGM quyền quyết định, theo khoảng số 343 của bộ giáo luật, thì Văn kiện chung kết sẽ trở thành giáo huấn của Đấng Kế vị thánh Phêrê khi ngài phê chuẩn và công bố. Trong trường hợp này Văn kiện chung kết được công bố với chữ ký của ĐGH cùng với chữ ký của các nghị phụ (18,2).
Tác giả bài viết: G. Trần Đức Anh OP - Vatican
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) là một y sĩ và là thầy giảng; sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình; chết 10 tháng 7 năm 1840 tại Ðồng Hới. Ngài bị bắt năm 1838 vì thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai năm tù ngài chăm lo cho các tù nhân và chịu đựng nhiều cuộc tra tấn. Bị xử giảo (thắt...