Nhiều lần, người Kitô hữu chúng ta thích thất bại. Chúng ta dành chỗ cho phàn nàn, bất mãn. Đó là nơi lý tưởng để ma quỷ gieo rắc sự dữ. Trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha đã suy tư về sự chán nản được thuật lại trong sách Dân Số (Ds 21, 4 – 9).
Chán nản tước mất niềm hy vọng
Dân Chúa không chịu đựng nổi cuộc hành trình: lòng hăng say và niềm hy vọng của cuộc vượt thoát ách nô lệ Ai-Cập đã dần nhạt phai suốt quãng đường từ bờ biển cho đến sa mạc. Họ bắt đầu cằn nhằn với Thiên Chúa và với Mô-sê: tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi Ai-Cập và chết trong sa mạc này?
Sự chán nản tước mất niềm hy vọng nơi chúng ta. Chán nản khiến chúng ta luôn nhìn thấy những khoảnh khắc khó chịu và tồi tệ ta trải qua, mà quên đi những điều tốt lành ta đã lãnh nhận.
Khi rơi vào cơn sầu khổ, chúng ta không chịu nổi cuộc hành trình. Chúng ta cầu cạnh những thần tượng, rồi cằn nhằn, lẩm bẩm và nhiều thứ khác nữa… Đây là lối sống phổ biến nơi chúng ta. Chính sự chán chường này đưa những người Kitô hữu chúng ta đến lối sống bất mãn. Đối với chúng ta, mọi thứ đều sai… Chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta điều này khi Người nói về sự bất mãn của chúng ta như cách những đứa trẻ chơi đùa với nhau.
Hạt giống của ma quỷ
Một vài Kitô hữu lún sâu và đầu hàng trước thất bại. Họ không nhận ra rằng đây là mảnh đất màu mỡ để ma quỷ gieo cỏ lùng. Nhiều khi, họ sợ hy vọng, họ sợ ơn an ủi, họ sợ sự âu yếm và ân cần của Thiên Chúa, để rồi bỏ lỡ một cuộc đời.
Nhiều Kitô hữu thường phàn nàn, chỉ trích, cằn nhằn và bất mãn. “Dân Chúa không chịu nổi cuộc hành trình”. Nhiều lần chúng ta cũng thế. Chúng ta thích để mình ở lại trong thất bại, nghĩa là, trong sầu khổ. Nhưng cơn sầu khổ là nơi hoạt động của con rắn: con rắn xưa, trong vườn Địa Đàng, chính con rắn ấy đã quyến rũ Eva. Đây là một biểu tượng và đây là cách để thấy con rắn bên trong, chúng luôn cắn người tại những nơi hoang vắng, trong những khi sầu khổ.
Nỗi sợ hy vọng
Có những người dành cả đời để phàn nàn. Đó là điều xảy ra với những ai thích thất bại, không muốn hy vọng, không chấp nhận sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Tác giả bài viết: Trần Đỉnh, SJ
Nguồn tin: vi.radiovaticana.va
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô...