Cùng cầu nguyện, đọc Kinh Lạy Cha vào 12 giờ trưa thứ Tư 25/03
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cùng cầu nguyện, đọc kinh Lạy Cha vào lúc 12 giờ trưa thứ Tư 25/03, lễ Truyền Tin. Đức Thánh Cha nói:
“Trong những ngày thử thách này, trong khi nhân loại run sợ vì mối đe dọa của đại dịch, tôi muốn đề nghị tất cả Kitô hữu, tất cả đồng thanh dâng lời khẩn nguyện lên Thiên quốc. Tôi mời gọi tất cả các vị lãnh đạo các Giáo hội của các hệ phái đức tin khác nhau, khẩn cầu Đấng Tối Cao, Thiên Chúa toàn năng, bằng cách đồng thời cùng nhau cầu nguyện đọc kinh Lạy Cha vào giữa trưa ngày thứ Tư 25/03 tới đây. Trong ngày rất nhiều Kitô hữu nhớ đến lời loan báo với Đức Trinh nữ Maria về sự Nhập thể của Ngôi Lời, cầu xin Chúa có thể lắng nghe lời nguyện cầu hiệp nhất của tất cả môn đệ của Ngài đang chuẩn bị cử hành sự chiến thắng của Chúa Kitô Phục sinh.”
Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi lúc 18 giờ ngày 27/03
Đức Thánh Cha cũng thông báo tiếp: “Cũng cùng ý nguyện này, thứ Sáu ngày 27/03, vào lúc 18 giờ, tôi sẽ chủ sự buổi cầu nguyện tại thềm đền thờ thánh Phêrô, trong quảng trường trống vắng. Ngay từ bây giờ, tôi mời gọi tất cả hãy tham dự cách thiêng liêng qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta sẽ lắng nghe Lời Chúa. Chúng ta sẽ dâng lời khấn nguyện, chúng ta sẽ thờ lạy Thánh Thể, và vào cuối buổi cầu nguyện, tôi sẽ ban Phép lành Urbi et Orbi – cho thành Roma và toàn thế giới, kèm theo ơn toàn xá.
Theo truyền thống Giáo hội, trong những dịp trọng đại, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và toàn thế giới). Trong năm, có hai dịp Đức Thánh Cha ban phép lành Urbi et Orbi là Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh lúc 12 giờ trưa giờ Roma. Trong hoàn cảnh nguy cấp của đại dịch, Đức Thánh Cha muốn bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa cho các tín hữu và toàn thế giới, nên ngài ban phép lành đặc biệt này cho mọi người.
Gần gũi với tất cả mọi người
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi với mọi người. Ngài nói: "Chúng ta muốn đối phó với đại dịch virus bằng lời cầu nguyện phổ quát, bằng sự cảm thông, hiền diu. Chúng ta hãy tiếp tục hiệp nhất.
Chúng ta hãy tỏ cho những người cô đơn và bị thử thách nhất cảm thấy sự gần gũi của chúng ta. Chúng ta gần gũi với các bác sĩ, các nhân viên y tế, các y tá, các tình nguyện viên... Chúng ta gần gũi với chính quyền, những người phải đưa ra các biện pháp cứng rắn nhưng vì thiện ích của chúng ta. Chúng ta gần gũi với các cảnh sát, các quân nhâ, những người ở trên đường phố để đuy trì trật tự, bởi vì họ phải thi hành những điều chính quyền yêu cầu vì ích lợi của tất cả chúng ta."
Sau đó, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Tòa, nơi ngài thường đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu khi đại dịch chưa xảy ra, nhìn xuống quảng trường thánh Phêrô hoàn toàn trống vắng, và ngài đã ban phép lành.
Tác giả bài viết: Hồng Thủy - Vatican
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam...