1) Hãy lịch sự, nhã nhặn với người bạn đời của mình.
Dùng những lời yêu cầu lịch sự: “Xin anh? Xin em? Anh/em có muốn?”. Chẳng hạn “Anh/em có muốn chúng ta làm điều này không?” và “Anh/em có muốn mình đi chơi tối nay không?”
“Hỏi xin có nghĩa là biết cách lịch sự đi vào đời sống của tha nhân… Tình yêu đích thực không áp đặt một cách thô lỗ và hung hăng”.
(Huấn từ dành cho các cặp đính hôn, Rôma, ngày 14 tháng Hai, 2014).
2) Nói “cảm ơn” người bạn đời.
“Dường như quá dễ để nói những từ này nhưng chúng ta biết rằng thực tế không phải vậy. Nhưng nó thật quan trọng! … Điều quan trọng là phải luôn ý thức được rằng người khác là một quà tặng của Thiên Chúa – và chúng ta phải cám ơn về những ân sủng Thiên Chúa ban cho”.
(Huấn từ dành cho các cặp đính hôn, Rôma, ngày 14 tháng Hai, 2014).
3) Xin người bạn đời tha thứ. Nói lời xin lỗi
“Chúng ta hãy học cách nhìn nhận lầm lỗi của mình và xin tha thứ.
‘Anh/em xin lỗi nếu anh/em có lớn tiếng’;
‘Anh/em xin lỗi nếu anh/em đi ngang qua mà không chào hỏi em/anh’;
‘Xin lỗi nếu anh/em đến trễ'”.
“Đừng bao giờ để mặt trời lặn mà không làm hòa với nhau! Đừng bao giờ, đừng bao giờ, đừng bao giờ!”
(Huấn từ dành cho các cặp đính hôn, Rôma, ngày 14 tháng Hai, 2014).
“Điều quan trọng là phải can đảm xin tha thứ khi chúng ta phạm lỗi trong gia đình.”
(Huấn từ dành cho các tham dự viên cuộc hành hương Các Gia đình, ngày 26 tháng 10 năm 2013)
4) Cầu nguyện cùng với người bạn đời và gia đình bạn.
“Đọc Kinh Lạy Cha với nhau quanh bàn ăm không phải là điều gì đó bất thường: thật dễ dàng. Và lần chuỗi Mân Côi chung với nhau, như một gia đình, là rất tốt đẹp và là một nguồn sức mạnh to lớn! Và cũng cần cầu nguyện cho nhau! Chồng cầu nguyện cho vợ, vợ cầu nguyện cho chồng, cả hai cùng cầu nguyện cho con cái, con cái cầu cho cho ông bà cha mẹ… hãy cầu nguyện cho nhau. Đây là ý nghĩa để cầu nguyện trong gia đình và điều làm cho các gia đình vững mạnh: cầu nguyện”
(Bài giảng Ngày Gia đình, Rôma, 27 tháng 10 năm 2013)
Hãy cầu nguyện với Chúa để “nhân lên tình yêu của các bạn và ban nó cho các bạn sự tươi mới và tốt đẹp mỗi ngày.” Hãy cầu nguyện với nhau, “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con yêu nhau hằng ngày”.
(Huấn từ dành cho các cặp đính hôn, Rôma, ngày 14 tháng Hai, 2014).
5) Viếng thăm người già, nhất là ông bà của bạn.
“Ông bà cũng giống như sự khôn ngoan của gia đình, họ là những người khôn ngoan của một dân tộc… Hãy lắng nghe ông bà của bạn”.
(Huấn từ dành cho các tham dự viên cuộc hành hương Các Gia đình, ngày 26 tháng 10 năm 2013)
“Ông bà quan trọng biết dường nào đối với đời sống gia đình, đới những di sản nhân loại và tôn giáo đang qua đi, rất cần thiết cho mỗi xã hội và mọi xã hội!”
(Kinh Truyền Tin Đại hội Giới trẻ Thế giới, Rio de Janeiro, ngày 26 Tháng 7 năm 2013)
6) Chia sẻ đức tin với tha nhân.
“Gia đình Kitô giáo là gia đình truyền giáo… Họ cũng truyền giáo trong đời sống hằng ngày, trong khi làm những công việc hằng ngày, khi họ mang mọi thứ muối và men của đức tin!”
(Bài giảng Ngày Gia đình, Rôma, 27 tháng 10 năm 2013)
Nguồn: For Your Marriage
Tạ Ân Phúc
Nguồn tin: tonggiaophanhue.net
Ý kiến bạn đọc
Micae Hồ Ðình Hy, Sinh năm 1808 tại Như Lâm, Thừa Thiên, Giáo dân, Quan Thái Bộc, bị xử trảm ngày 22 tháng 5 năm 1857 tại An Hòa dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X suy tôn quan Thái bộc Hồ Đình Hy lên bậc Chân Phước ngày 02-05-1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên...