Xa xôi biền biệt, nhớ xuân
Những ngày đầm ấm quây quần bên nhau:
Mẹ già tóc đã đổi màu
Loay hoay đứng chặt những tàu chuối xanh
Hơ qua trên lửa thật nhanh
Để cho lá héo, xếp thành chồng cao
Tay cầm cẩn thận con dao
Rọc từng tàu lá, mang vào, khom lưng
Đưa cho Cha gói bánh chưng
Xong rồi, Mẹ gọt dừa, gừng, bí đao
Khoai lang, cà-rốt... để ngào
Cắt hành, củ kiệu, su hào...đầy thau!
Nhà chờ bánh chín cho mau
Tét* ra từng miếng, chia nhau ăn liền!
Giao-Thừa trong cảnh đoàn viên
Chính là ''Phúc-Lộc-Minh-Niên'' khởi đầu!
Nhà chong đèn đến canh thâu
Thức ăn, đồ uống, khay trầu...đem ra
Mứt cay phải có ấm trà
Rượu nồng chẳng thiếu thịt thà, mực khô...
Cháo gà nóng hổi đầy tô
Ăn gì Cha cũng trầm trồ khen ngon!!!
Mẹ già sung sướng cười giòn
Bảo ''Cha khéo nịnh Mẹ-con nhà nầy!!!''
Xuân như ''tiên cảnh sum vầy''!!!
Giờ cầm thiệp đọc nơi đây, nhớ nhà!!!
Nay mồ côi Mẹ, lẫn Cha
Tai nghe khúc nhạc ''XUÂN CA'', lòng buồn!!!
Đức Quốc, Giao-Thừa âm lịch 2008
Tác giả bài viết: Phan văn Phước
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam...