VỌNG PHỤC SINH

   Trong tâm tình thinh lặng còn được giữ từ sau thánh lễ Tiệc ly, cộng đoàn dân Chúa tập trung tại tiền đường nhà thờ Giáo xứ Dương Sơn.
MG 3091

   
   Vào lúc 20h00, đêm canh thức Vọng Phục Sinh được khai mạc bằng nghi thức làm phép nến Phục Sinh được cha chủ tế cử hành trước đài Đức Mẹ La Vang. Trong bầu khí bóng đêm bao phủ cả khuôn viên nhà thờ, ánh sáng từ ngọn lửa Phục sinh bừng sáng lên, chiếu rọi và soi sáng cho hết thảy mọi người.

   Vị chủ tế dương cao cây nến Phục sinh, và lan tỏa ánh sáng Phục Sinh đến từng người qua cây nến mà mọi người cầm trên tay. Ánh sáng từ ngọn nến Phục Sinh rực sáng hơn nữa trong màu đen của đêm tối tạo nên một bầu không khí linh thiêng của đêm cực thánh, con Thiên Chúa chiến thắng sự chết.
MG 3159
 
MG 3151
 

 
    Cùng với ánh sáng của ngọn nến Phục Sinh, mọi người tiến vào ngôi thánh đường. Để tham dự thánh lễ một cách sốt sắng và trang nghiêm.
Khi kinh Vinh danh xướng lên, tiếng chuông, tiếng chiên trống cùng lúc đó cũng được vang lên cộng hưởng cho nhau, làm cho buổi lễ thêm phần long trọng nhưng rất linh thiêng và sốt mến.
Sau chia sẻ Lời Chúa là phụng vụ Phép Rửa. Cha chủ tế làm phép nước và cùng với cộng đoàn lặp lại lời tuyên xưng đức tin. Ánh nến Phục sinh 1 lẫn nữa được thắp lại trên tay mỗi người đồng thời cha chủ tế rảy nước thánh trên cộng đoàn và nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy mà mỗi người đã được lãnh nhận.
MG 3232
 
MG 3258

   
    Thánh lễ được tiếp tục qua phần phụng vụ Thánh Thể, mọi người lắng đọng tâm hồn để hướng lòng về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh, và dọn sẵn tâm hồn để đón chính Chúa Phục Sinh vào lòng mình, từ đó có thể đem niềm vui Phục Sinh lan tỏa đi khắp mọi nơi.
MG 3276

    Kết lễ là lời mừng lễ của Cha Quản xứ, cùng với đó là cộng đoàn được lãnh nhận phép lành Phục sinh từ Cha chủ tế. Sau cùng, tất cả mọi người ra về trong niềm vui hân hoan của Chúa Phục Sinh.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Phaolô Tống Viết Bường (1773 – 1833)

Phaolô Tống Viết Bường, Sinh tại Phủ Cam, Huế, Giáo dân, Quan Thị Vệ, bị xử trảm ngày 23/10/1833 tại Thợ Ðức dưới đời vua Minh Mạng. Ngày 27.5.1900, ông Phaolô Tống Viết Bường được Đức Lêo XIII suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây