Cách thức hưởng Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh 2020

I. CÁCH THỨC HƯỞNG ƠN TOÀN XÁ

1 – Ơn Toàn xá là gì?

Theo tông huấn GIÁO LÝ ÂN XÁ (Indulgentiarum Doctrina) do Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI ban hành ngày 01 tháng 01 năm 1967 thì:

a) Định nghĩa: Ân xá là việc tha trước mặt Thiên Chúa hình phạt tạm thời phải chịu vì các tội đã được xóa bỏ; Sự tha thứ hình phạt tạm gọi bằng tên riêng là Ân xá. Kitô hữu nào đã được chuẩn bị đầy đủ và đã thực hiện một số điều kiện đã được ấn định, thì được hưởng ơn tha thứ nầy nhờ sự trợ giúp của Giáo Hội; với tư cách là thừa tác viên ơn cứu chuộc, Giáo Hội dùng quyền mình để phân phát và áp dụng kho tàng đền tội của Đức Kitô và các thánh (đ. 992)

Định nghĩa về ân xá cho chúng ta thấy rằng: Ân xá không tha thứ các tội lỗi đã phạm, vì tội thì phải được tha thứ qua Bí tích Giải tội. Nhưng ân xá xóa các hình phạt tạm (poena) gây ra bởi tội lỗi đã phạm.

b) Phân loại:Có hai loại ân xá: “tiểu xá và toàn xá” (đ.993).

* Ân xá được gọi là tiểu xá hay còn gọi là từng phần (partialis), nghĩa là ân xá chỉ tha có một phần hình phạt;

* Ân xá được gọi là toàn xá (indulgentia plenaria), nghĩa là đại xá, tha hoàn toàn hình phạt tạm phải chịu vì tội (x.đ.993).

* Tại sao có lúc gọi là toàn xá có lúc gọi là đại xá?

Trong truyền thống chúng ta có gọi là toàn xá và đại xá, nhưng trong Giáo luật ngày nay không còn phân biệt điều nầy nữa, chỉ còn gọi là toàn xá mà thôi (x.đ.993, GLGHCG.1471). Vì toàn xá hay đại xá cũng là ân xá tha toàn phần.

2 –  Điều kiện lãnh Ơn Toàn xá: 

đk 1 – Xưng tội và rước lễ

* Việc xưng tội: Một lần xưng tội được lãnh nhiều Ơn Toàn xá.  Có nghĩa là cho đến khi nào ta phạm tội trọng thì mới đi xưng tội lại.

* Việc rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng phải làm cùng và trong ngày ta lãnh ơn xá (x. đ. 8).  Nghĩa là ta có thể tham dự thánh lễ ở bất cứ nhà thờ nào cũng được và đi viếng nhà thờ hoặc nơi chốn đã được Đấng bản quyền chỉ định. 

đk 2- Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng;

* Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, coi như đầy đủ khi đọc một kinh Lạy Cha và một kinh kính mừng (x. đ.10).

* Nên đọc thêm kinh Năm thánh.

đk 3- Hành Hương:

Trong suốt thời gian cử hành Năm thánh, các tín hữu được hưởng Ơn Toàn xá khi thực lòng sám hối và được đức mến thúc đẩy, khi họ đi hành hương kính viếng  một nhà thờ Năm thánh  được Đức Giám mục chỉ định theo đúng qui tắc, và tại đó họ sốt sắng tham dự các cử hành Năm thánh, và những trường hợp riêng biệt như trong đơn xin đã đệ trình, hoặc ít ra dành một khoảng thời gian thích hợp để cầu nguyện cùng Thiên Chúa, rồi kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và những lời kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria (x. đ.16)

– Điều đòi khác là phải dứt lòng quyến luyến tội lỗi, dù tội nhẹ (x. đ. 7).

đk 4- Ngoài những cuộc hành hương, các tín hữu cũng có thể hưởng Ơn Toàn xá  khi tham dự thánh lễ do Đức Giám mục Giáo phận chủ sự và ban phép lành Tòa Thánh.

đk 5-  Những tín hữu bị ngăn trở do tuổi già hoặc bệnh nặng vẫn có thể hưởng Ơn Toàn xá, nếu kết hợp cách thiêng liêng với các cử hành hoặc các cuộc hành hương Năm thánh, bằng những lời cầu nguyện và những đau khổ nhờ Mẹ Maria dâng lên Thiên Chúa nhân từ.

đk 6 – Ơn Toàn xá được hưởng cho chính mình, nhưng cũng có thể được nhường cho những người đã qua đời: các ân, thân nhân của cá nhân, gia đình, giáo xứ, cộng đoàn, nhất là những người đã góp phần vào việc mục vụ và truyền giáo của Giáo phận, cũng như tất cả những người không còn được ai nhớ đến. (x.đ. 9)

đk 7 – Ơn Toàn Xá chỉ nhận một ngày được một lần mà thôi. (x. đ. 6).

II. CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG ĐỂ NHẬN ƠN TOÀN XÁ

  1. Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam thuộc Hạt Thành phố.
  2. Nhà thờ Giáo xứ Dương Sơn thuộc Hạt Hương Quảng Phong.
  3. Nhà thờ Giáo xứ Hà Úc thuộc Hạt Hải Vân
  4. Nhà thờ Giáo xứ Nước Ngọt thuộc Hạt Hải Vân
  5. Nhà thờ Giáo xứ Phù Lương thuộc Hạt Hương Phú
  6. Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang thuộc Hạt Quảng trị

III. CÁC THÁNH LỄ ĐƯỢC CHỌN ĐỂ NHẬN ƠN TOÀN XÁ

– Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa (1.1.2020)

– Các ngày Chúa nhật trong năm.

– Ba ngày Tết Cổ truyền (mồng 1,2,3 Âm lịch)

– Truyền tin (25.3.2020)

– Thứ Tư Lễ tro

– Thánh Giuse (19.3.2020)

– Tam Nhật Thánh

– Khai mạc tháng Năm Dâng Hoa kính Đức Trinh nữ Maria.

– Thánh Micae Hồ Đình Hy, quan Thái Bộc tử đạo (22.5.2020)

– Thánh Gioan Đoạn Trinh Hoan, linh mục tử đạo và thánh Matthêu Nguyễn Văn Phượng, Trùm họ tử đạo (26.5.2020)

– Thánh Tâm Chúa Giêsu

– Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, Trùm họ tử đạo (10.7.2020)

– Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15.8.2020)

– Thánh Emmanuen Nguyễn Văn Triệu, linh mục tử đạo ( 17.9.2020)

– Thánh Tôma Trần Văn Thiện, chủng sinh và thánh Phanxicô Jaccard, linh mục thừa sai Paris tử đạo (21.9.2020)

– Thánh Phanxicô Nguyễn Văn Trung, Cai Đội tử đạo (6.10.2020)

– Đức Mẹ Mân Côi (7.10.2020)

– Bế mạc Hội Nghị Thường niên của HĐGMVN

Kết:

Ước gì việc cử hành Năm thánh và hưởng Ơn Toàn xá giúp mỗi người thêm mạnh mẽ trong đức tin, vững vàng trong đức cậy và sắt son trong đức mến, noi gương can đảm của các thánh tử đạo và lòng trung thành son sắt của các bậc tiền nhân của Giáo phận, nhờ đó mà hăng say xây dựng Tổng Giáo phận trong sứ mạng đem Tin mừng đến cho muôn dân.  

Trích từ cuốn Cẩm Nang Năm Thánh 2020 TGP Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm)

Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) là một y sĩ và là thầy giảng; sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình; chết 10 tháng 7 năm 1840 tại Ðồng Hới. Ngài bị bắt năm 1838 vì thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai năm tù ngài chăm lo cho các tù nhân và chịu đựng nhiều cuộc tra tấn. Bị xử giảo (thắt...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây