Đúc kết Hội nghị thường kỳ 2017 các Đại chủng viện tại Việt Nam

Kể từ năm 2005, Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh đã tổ chức các hội nghị thường kỳ, hai năm một lần, để các nhà đào tạo tại các Đại chủng viện có dịp gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm trong việc đào tạo linh mục. Hội nghị năm nay diễn ra tại Trung Tâm Tĩnh Huấn K’Long, Đà Lạt, từ ngày 03 đến 08/07/2017.
1. Hội nghị tiến hành dưới sự chủ tọa của Đức cha Antôn Vũ Huy Chương, Giám mục giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh và Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban, được điều phối bởi cha Vinhsơn Trần Minh Thực, Thư ký Uỷ ban, cùng với sự tham dự của 44 linh mục đang phụ trách việc đào tạo tại các Đại chủng viện của Việt Nam. 
Trong Thánh lễ khai mạc, Đức cha Chủ tịch Uỷ ban đã xác định việc đào tạo linh mục là một sứ vụ đầy khó khăn và thách đố trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi. Đức cha Chủ tịch cũng đã mời gọi các tham dự viên hãy phó thác sứ vụ quan trọng này cho Chúa Thánh Thần, vì Ngài là nhà đào tạo chính yếu.
2. Trong kỳ họp này, Hội nghị đã tập trung vào việc nghiên cứu bản văn Ratio 2016 do Bộ Giáo sĩ ban hành, cách riêng là những điểm nhấn và những nét mới của bản văn này. Một cách tổng quát, điểm mới của Ratio 2016 là nhấn mạnh đến việc đào tạo linh mục như “một hành trình đào tạo người môn đệ truyền giáo duy nhất và không gián đoạn”, gồm hai giai đoạn: “đào tạo khởi đầu ở Chủng viện và đào tạo trường kỳ trong suốt đời linh mục” (số 54). Tiến trình đào tạo khởi đầu gồm bốn giai đoạn: “‘giai đoạn dự bị’; ‘giai đoạn triết học’ hay ‘đào tạo người môn đệ’; ‘giai đoạn thần học’ hay ‘đồng hình đồng dạng’; và ‘giai đoạn tập vụ’ hay ‘tổng hợp ơn gọi’” (số 57). Còn đào tạo trường kỳ (thường huấn) là hành trình “nối dài một cách tự nhiên tiến trình xây dựng căn tính linh mục” (số 81). Như vậy, đào tạo linh mục là “một công cuộc đào tạo duy nhất, toàn diện, cộng đoàn và truyền giáo” (Dẫn nhập, 3). 
3. Khi nhìn lại một số điểm căn bản của Ratio Việt Nam 2012 (được soạn thảo dựa trên Tông huấn Pastores Dabo Vobis) và nghiên cứu những điểm mới trong Ratio 2016, Hội nghị đã đào sâu bốn chiều kích căn bản trong việc đào tạo, đó là nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ.
a) Chiều kích nhân bản
“Chiều kích nhân bản là ‘nền tảng cần thiết và năng động’ của toàn bộ đời sống linh mục” (số 89). Văn kiện khẳng định Đức Giêsu Kitô là “khuôn mẫu và nguyên lý” của việc đào tạo nhân bản (số 93). Văn kiện đòi hỏi quan tâm tới sức khoẻ thể lý, sức khoẻ tâm lý và luân lý của ứng viên. Ngoài ra, bản văn cũng đề cập tới tầm quan trọng của việc tìm hiểu “lịch sử bản thân” ứng sinh linh mục (số 94). Văn kiện nhấn mạnh đến “sự trưởng thành của chủng sinh trong tương quan với nam giới hay nữ giới, thuộc mọi lứa tuổi và có những điều kiện xã hội khác nhau” (số 95); đồng thời đề cập tới tầm quan trọng của việc huấn luyện sử dụng “truyền thông kỹ thuật số” (số 97-100).
b) Chiều kích thiêng liêng
“Chiều kích thiêng liêng quyết định phẩm chất của thừa tác vụ linh mục” (số 89). Đào tạo đời sống thiêng liêng nhằm nuôi dưỡng tình hiệp thông với Thiên Chúa và với tha nhân (số 101), đặc biệt xây dựng tương quan “cá vị với Chúa Kitô” (số 102). Tương quan này cần được bảo vệ nhờ “cử hành đều đặn và thường xuyên bí tích thống hối,…xét mình hằng ngày” (số 106); và tăng trưởng nhờ cầu nguyện, suy gẫm Lời Chúa, yêu mến Thánh Thể, …(số 102).
Như vậy, đời sống thiêng liêng chính là tương quan cá vị với Chúa Kitô trong sự tự do nội tâm, mà không phải là “lớp sơn” đức hạnh (số 41) hay “hình thức thế tục thiêng liêng” (số 42).
c) Chiều kích trí thức
Hội nghị đã chú ý đến một số điểm nhấn của chiều kích đào tạo trí thức trong Ratio 2016.
Văn kiện đề cao mục đích của việc đào tạo chủng sinh về mặt trí thức là giúp các ứng sinh linh mục có được năng lực trí thức thực sự “để họ có thể loan báo sứ điệp Tin Mừng cho người đương thời một cách đáng tin cậy và dễ hiểu” (số 116).
Bản văn đề cao vai trò của Kinh Thánh trong việc đào tạo trí thức cho chủng sinh “ở mọi cấp độ, từ Lectio divina cho đến việc chú giải” chuyên môn (số 166).
Như vậy, việc đào tạo trí thức không chỉ cung cấp những kiến thức cho chủng sinh, mà còn là phương tiện giúp họ biến đổi để ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô (số 35).
d) Chiều kích mục vụ
Chiều kích mục vụ nhằm rèn luyện “năng lực đảm nhận một cách có trách nhiệm và phong phú phận vụ được Giáo Hội giao phó” (số 89), nghĩa là giúp các ứng sinh linh mục trở nên các “mục tử theo hình ảnh Đức Kitô” (số 119), thành “môn đệ truyền giáo” (số 40 và 91).
Văn kiện cũng nhấn mạnh đến việc đào tạo các chủng sinh nên những “chuyên viên trong nghệ thuật phân định mục vụ” (số 120), thành những mục tử biết cảm thông và hết mình vì đoàn chiên, nhất là phải trở nên “khí cụ của lòng thương xót” (số 40).
Bản văn cũng lưu ý: cần nêu những tấm gương hy sinh, dấn thân của các linh mục đàn anh (số 123) và mời gọi các chủng sinh biết khéo léo, khôn ngoan, trân trọng lắng nghe người khác, sẵn sàng dấn thân với lòng quảng đại để phục vụ Giáo Hội và tha nhân (số 120).
4. Hội nghị dành thời gian để bàn về động lực ơn gọi của các ứng sinh linh mục theo tinh thần của Ratio 2016. Các tham dự viên đã chia sẻ điểm nhấn của văn kiện về việc cần “phân định một cách nghiêm túc những động cơ ơn gọi” nơi các ứng sinh linh mục (số 24).
5. Trong những ngày cùng nhau nghiên cứu bản văn Ratio 2016, Hội nghị nhắc lại những điểm căn bản của Ratio Việt Nam để nhận diện những điểm tương hợp giữa hai bản văn quan trọng này, đồng thời khám phá những nét mới của Ratio 2016, nhằm làm phong phú cho việc đào tạo linh mục ở Việt Nam. Hội nghị cũng dành thời gian lắng nghe và đúc kết những chia sẻ về việc đào tạo tại các Đại chủng viện cũng như ý kiến đóng góp của các tham dự viên trong các buổi làm việc nhóm.
Qua những ngày làm việc, các tham dự viên còn cùng nhau sống bầu khí thiêng liêng qua các giờ thánh lễ, lắng nghe Lời Chúa, nguyện gẫm, kinh phụng vụ, chầu Thánh Thể, cũng như sống bầu khí huynh đệ qua các giờ sinh hoạt chung.
6. Trước khi kết thúc Hội nghị, các tham dự viên đã cùng nhau hành hương về trại phong Di Linh, thăm phần mộ và ngôi nhà của Đức cha Jean Cassaigne (1895-1973), để ôn lại cuộc đời của một vị thừa sai mang con tim mục tử của Chúa Giêsu Linh Mục.
Hội nghị kết thúc với thánh lễ Tạ ơn Thiên Chúa vào thứ Bảy, kính Đức Mẹ. Các tham dự viên được mời gọi nhìn lên Mẹ Maria là gương mẫu tuyệt vời của các linh mục.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, ban thêm ơn khôn ngoan, ơn can đảm và lòng nhiệt thành cho các nhà đào tạo để các ngài chu toàn sứ vụ mà Chúa và Giáo hội trao phó.

 








 
 

Tác giả bài viết: Ban Thư ký Hội nghị

Nguồn tin: hdgmvietnam.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm)

Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) là một y sĩ và là thầy giảng; sinh năm 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình; chết 10 tháng 7 năm 1840 tại Ðồng Hới. Ngài bị bắt năm 1838 vì thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai năm tù ngài chăm lo cho các tù nhân và chịu đựng nhiều cuộc tra tấn. Bị xử giảo (thắt...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây