Bốn năm triều đại Đức Phanxicô

Ngày 18 tháng 3 năm nay ĐTC Phanxicô đã bắt đầu năm thứ 5 trong sứ vụ Phêrô của ngài. Từ khi làm chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ Đức Phanxicô đã có 16 chuyến công du nước ngoài viếng thăm các nước Nam Hàn, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Philippines (2014), Bosnia Erzegovina, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Hoa Kỳ, Kenya Uganda, Trung Phi châu (2015), Mêhicô, Hy Lạp, Armenia, Balan, Giorgia, Azerbaigian, Thụy Điển (2016),

Ai Cập, Bồ Đào Nha và Colombia trong các ngày từ mùng 6 tới 11 tháng 9 tới đây. Đức Phanxicô cũng đã thăm và phát biểu tại các tổ chức quốc tế như Lương Nông Quốc Tế FAO, Quốc Hội Âu châu, Liên Hiệp Quốc, các Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Nairobi bên Kenya, và Chương trình Lương thực thế giới ở Roma. Tại Italia Đức Phanxicô cũng đã viếng thăm mấy chục giáo phận, các hiệp hội, các dòng tu, cũng như các nhà tù, trung tâm bác ái, nhà thương và hàng chục giáo xứ. Đặc biệt Đức Phanxicô đã công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn  ĐHY Gualtiero Bassetti, TGM Perugia, và ĐC Marcello Semeraro, Giám Mục Albano, về bốn năm triều đại Đức Phanxicô.

Trước hết là bài phỏng vấn ĐHY Gualtiero Bassetti, TGM Perugia dành cho phóng viên Debora Donnini của chương trình tiếng Ý đài Vaticăng.

Hỏi: Thưa ĐHY cách đây 5 năm ngày 19 tháng 3 năm 2013 giảng trong thánh lễ khai mào sứ vụ Phêrô Đức Phanxicô tập trung vào đề tài thi hành quyền bính như là việc phục vụ và mời gọi giữ gìn người khác với sự hiền dịu. ĐHY nghĩ gì về bài giảng của ĐTC?

Đáp:  Tôi đã rất bị đánh động bởi bài giảng của ĐTC trong đó ngài nhắc tới sự hiền dịu 7 lần: một quyền bính không phải là quyền lực mà là sự dịu hiền, phục vụ. Rõ ràng là ĐTC muốn chỉ cho thấy ngài hiểu việc thực thi sứ vụ Phêrô của ngài như thế nào, và ngài cũng xin toàn Giáo Hội có thái độ đó.

Hỏi: Không phải tình cờ mà Đức Phanxicô đã công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót. Thương xót là một từ chính trong triều đại của ngài. Giáo Hội Italia đã tiếp nhận các lời của ĐTC về lòng thương xót như thế nào, về việc là một Giáo Hội đi ra, với các chủ chăn có mùi của chiên, thưa ĐHY?

Đáp: Tôi thấy xem ra có một cố gắng, có một lộ trình, và tôi cũng thấy là lộ trình đó đang đem lại một sự canh tân trong nghĩa phục vụ,  và của một Giáo Hội đi ra ngoài. Thật là rất đẹp hình ảnh mà ĐTC dùng và nhắc lại biết bao nhiêu lần: đó là hình ảnh Giáo Hội là một bà mẹ sinh con cái: nếu chúng bị thương thì tìm chữa lành chúng, nếu chúng lạc đường,  nếu chúng xa nhà, thì đi tìm chúng về. Giáo Hội không phải là một sở thuế nơi bạn phải trả tiền thuế, mà là một “nhà thương, một trạm cứu thương trên chiến trường”. Và khi đó diễn văn về lòng thương xót được cụ thể hoá trong các công tác của lòng thương xót, bởi vì nếu không, nó sẽ trừu tượng. Tin Mừng không phải là một sứ điệp trừu tượng, Tin Mừng là một sứ điệp cụ thể: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống”: đó là các công việc của lòng thương xót, mà càng ngày chúng càng phải trở thành kiểu sống của kitô hữu.

Hỏi: Thưa ĐHY, làm thế nào để cụ thể hoá Giáo Hội đi ra này?

Đáp: Giáo Hội đi ra này chúng ta đang cụ thể hoá nó, bởi vì tôi cũng là một chủ chăn. Chẳng hạn trong các cuộc viếng thăm mục vụ hơn là nhấn mạnh trên các tương quan với các giáo xứ nơi tôi gặp gỡ dân chúng đi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, tôi đi tìm các nơi người dân sống: tôi viếng thăm các hãng xưởng,  bởi vì đó là nợi họ lao nhọc, làm việc… Mới đây tôi cũng đã gặp gỡ giới cha mẹ, các giáo sư và thầy cô, đại diện các lớp, học sinh cả lớp, và các học sinh đặt câu hỏi cho tôi trả lời. Ở đó có các người trẻ, kể cả giới trẻ  thuộc các tôn giáo khác nữa. Thế rồi tôi tìm gặp gỡ thế giới đại học. Chính Giáo Hội đi tìm tất cả mọi người, chừng nào có thể. Và xem ra chính kiểu hành xử của ĐTC Phanxicô gợi hứng cho chúng ta, và trong thời điểm lịch sử này nó phải làm cho chúng ta tiến bước, vì chúng ta sống trong một xã hội của những người bị lạc hướng, của những người sống rất cô đơn.

Hỏi: Đặc biệt với việc công bố Tông huấn hậu công đồng “Niềm vui yêu thương” đã dấy lên trong thế giới công giáo, trong một cách thức nào đó, một cuộc tranh luận, cũng như các hiểu lầm đối với huấn quyền của Đức Phanxicô. ĐHY đọc sự kiện này như thế nào? ĐHY đã tiếp nhận Tông huấn hậu hội đồng giám mục về gia đinh ra sao?

Đáp: Không thể hiểu “Niềm vui yêu thương” , nếu chúng ta đã không suy niệm sâu xa Thông điệp “Niềm vui Tin Mừng”, bởi vì tất cả sự hoán cải mục vụ mà ĐTC Phanxicô đề nghị với Giáo Hội là ở đó. Nói cho cùng, cả khi ĐTC nói với các linh mục, ngài cũng nói rằng ai duy luật lệ - nghĩa là chỉ đứng đàng sau luật – hay ai dễ dãi – nghĩa là mọi sự đều dễ dàng, tha hết – thì một cách cụ thể không thực thi lòng thương xót, bởi vì không tôn trọng con người cần được tiếp đón, xá giải và hiểu biết trong các vấn đề của họ. Do đó, rõ ràng là cả các linh mục chúng tôi nữa, chúng tôi không làm một việc đồng hành và một phân định sâu xa như ĐTC, thì không thể hiểu được  tinh thần của Tông huấn Niềm vui  yêu thương.

Hỏi: Thưa ĐHY, người ta thường nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô không muốn đạt các mục đích, các mục tiêu thấy trước  hơn là bắt đầu các tiến trình. ĐHY có đồng ý với kiểu đọc hiểu này không, và đâu là các viễn tượng ĐHY trông thấy trong các tiến trình này?

Đáp: Tôi đồng ý với kiểu đọc hiểu này. Trước hết nó phản ánh tính cách của ĐTC. Ngài thật sự có một kiểu sống theo Tin Mừng và trực tiếp. Vì thế với các can thiệp của ngài ĐTC lay động bạn, khiến cho bạn suy tư một cách sâu xa. Ngài có kiểu bắt đầu các tiến trình. Nhưng nếu chúng ta muốn đi tới một sự hoán cải bên trong các giáo phận của chúng ta, trong các cơ quan trung ương Toà Thánh và trong toàn Giáo Hội, tới một sự thay đổi đích thực sâu xa, nếu không bắt đầu các tiến trình, thì chúng ta sẽ ở lại điều chúng ta là.  ĐTC là một con người của đức tin, thực thi đức cậy, ngài nói rằng các mục đích thì Chúa sẽ làm cho chúng ta đạt được trong lòng lành và sự Quan phòng của Ngài. Chúng tôi đưa ra các tiền đề để bắt đầu các chương trình thay đổi và hoán cải này. ĐTC không làm một việc phân định  với các phạm trù xã hội tôn giáo: sự phân định của ngài là một sự phân định theo tinh thần tin mừng.

** Tiếp theo đây là cuộc phỏng vấn ĐC Marcello Semeraro, GM Albano, dành cho phóng viên Luca Collodi của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng. ĐC là giám quản đan viện Thánh Maria ở Grottaferrata và là thư ký của Hội đồng 9 Hồng Y được ĐTC chỉ định giúp ngài cải tổ các cơ quan trung ương Toà Thánh.

Hỏi: Thưa ĐC, sau năm 2016 bận rộn, trong năm 2017 ĐTC đã  viếng thăm Milano, rồi Carpi, Genova, và công du Bồ Đào Nha, Ai cập và sẽ viếng thăm Colombia vào tháng 9 tới đây. Triều đại của Đức Phanxicô là triều đại mang dấu vết của Lòng Thương Xót, chú ý tới các người rốt hết, đi ngang qua các vùng ngoại biên, có đúng thế không thưa ĐC?

Đáp: Đề tài ngoại biên chúng ta tìm thấy trong ngôn ngữ của ĐGH Bergoglio, cả trước kia trong các bài giảng của ngài, khi ngài còn  là TGM Buenos Aires. ĐTC rất lưu tâm tới một Giáo Hội ra khỏi chính mình, và di chuyển về các vùng ngoại biên. Đàng khác Tin Mừng đã bắt đầu từ một vùng ngoại biên, và đất Palestina là ngoại biên của đế quốc Roma to lớn. Như thế, ngoài ý nghĩa địa lý và nhân chủng học, ngoại biên cũng còn mang một ý nghĩa thần học nữa; một cách đương nhiên, bởi vì ĐTC nói tới “các vùng ngoại biên” số nhiều. Như vậy chúng ta không được quên sự kiện Tin Mừng là ngoại biên, vì đã bắt đầu đuợc rao giảng từ một vùng ngoại biên. Chúng ta có nhiều vùng ngoại biên khác nhau, như các vùng ngoại biên của tâm hồn: thiếu ánh sáng, thiếu tình bạn, sống sự cô đơn, nỗi âu lo và các sợ hãi khác. Thế rồi còn có các vùng ngoại biên của cuộc sống nữa: chúng ta có trong tay Tông huấn “Niềm vui yêu thương”: nó cho thấy ngoại biên của các gia đình bị thương tích, các tương quan bị đổ gẫy. Và còn có biết bao nhiêu tình trạng khổ đau, các vùng ngoại biên xã hội, nơi con người chẳng là gì cả, nơi  việc  quyết định mọi sự là ở chỗ khác, nằm trong tay người khác.

Hỏi: Thưa ĐC Semeraro, huấn quyền của ĐTC cũng được định tính bởi các cử chỉ  truyền thông nhân bản nữa, có đúng thế không?

Đáp:  Chúng ta đừng quên rằng tất cả các Giáo Hoàng, ít nhất là các vị mà tôi biết, đều ít nhiều có các cử chỉ đánh động tâm hồn một cách sâu xa. Nhưng một cách đặc biệt tôi nhớ vài cử chỉ nơi ĐTC Phanxicô. Cử chỉ ngài cúi mình xuống xin tín hữu cầu nguyện cho ngài, trước khi ban phép lành cho mọi người buổi chiều khi xuất hiện tại bao lơn chính giữa đền thờ thánh Phêrô, sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Cử chỉ của ĐGH xin được chúc lành và trong mỗi lần gặp gỡ luôn luôn xin tín hữu cầu nguyện cho ngài là một cử chỉ rất đơn sơ khiêm tốn. Thế rồi chúng ta hãy nghĩ tới các chuyến công du của ngài: ĐTC đã luôn luôn muốn bắt đầu ở vùng ngoại biên. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới sự kiện ngài sống tại nhà trọ thánh nữ Marta, chứ không sống trong Dinh Tông Toà. Qua các cử chỉ của cuộc sống thường ngày, ĐGH cho thấy trước hết chính ngài cũng là một người như chúng ta.

Hỏi: Một trong các chià khoá của triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô là lòng thương xót  trong cuộc sống thường ngày và trong tương quan với Thiên Chúa, có phải vậy không thưa ĐC?

Đáp: Vâng. Chúng ta đã cử hành Năm Thánh: tất cả tập trung trên đề tài thương xót, và lòng thương xót là trung tâm của Tin Mừng, Lòng thương xót lôi cuốn, nó có sức mạnh nội tại, bởi vì nó là nòng cốt của Phúc Âm, là cột trụ của Tin Mừng.

Hỏi: Các giá trị của Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh đã thay đổi trong kiểu được truyền thông và bênh vực, có phải thế không thưa ĐC?

Đáp: Tôi nghĩ là không. Chúng ta có Thông điệp xã hội của ĐGH Phanxicô: ngài đã lấy lại, và tôi nói là đã đẩy tới trước, các kêu gọi đã có trong Thông điệp “Bác ái trong chân lý” của ĐTC Biển Đức XVI. Trong Thông điệp Laudato si chúng ta thấy một việc nới rộng các giá trị xã hội. Tuy nhiên, có đúng thật là ĐTC Phanxicô nhắc nhớ chúng ta tái tập trung vào các giá trị này, nghĩa là không phải việc loan báo Tin Mừng bắt đầu từ các giá trị này, nhưng Tin Mừng khởi hành từ việc gặp gỡ Chúa Kitô. Chính từ đây mà tất cả tiếp nối như kết quả, như dấn thân công cộng, trong Giáo Hội, và tất cả các giá trị khác không thể từ bỏ được liên quan tới sự sống, nhân phẩm, lương tâm và sự tự do của con người. Nhưng chúng có một ý nghĩa, bởi vì chúng nảy sinh từ Tin Mừng.

Hỏi: Các kitô hữu đang sống một loại Công Đồng với ĐTC Phanxicô có phải thế không thưa ĐC?

Đáp: Vâng, đúng thế. Gia tài vĩ đại mà Công Đồng đã để lại cho chúng ta là gia tài “sống một cách công đồng”. Ngày nay chúng ta hay dùng từ  “tính cách công đồng”. Cả điều này nữa, theo thiển ý của tôi, không có nghĩa dấn thân làm hay triệu tập các Công Đồng và các Công Nghị, mà là “sống một cách công đồng” có nghĩa là chúng ta gặp gỡ nhau, bắt đầu lắng nghe nhau. Nếu chúng ta nói mà không dấn thân lắng nghe nhau trước, nếu chúng ta nói mà không lắng nghe, chúng ta có nguy cơ nói các lời vô ích.

 

Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Phaolô Tống Viết Bường (1773 – 1833)

Phaolô Tống Viết Bường, Sinh tại Phủ Cam, Huế, Giáo dân, Quan Thị Vệ, bị xử trảm ngày 23/10/1833 tại Thợ Ðức dưới đời vua Minh Mạng. Ngày 27.5.1900, ông Phaolô Tống Viết Bường được Đức Lêo XIII suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
Phaolô Trần Văn Quang
GIỜ LỄ
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây