Đức Thánh Cha dâng thánh lễ với 40 ngàn tín hữu tại Bologna

BOLOGNA. Trong bài giảng thánh lễ chiều ngày 1-10-2017, ĐTC phê bình lối sống giả hình, và nhắn nhủ các tín hữu đừng quên 3 yếu tố quan trọng của đời sống Kitô: Lời Chúa, Thánh Thể và người nghèo.
ANSA1263083 Articolo


Hoạt động sau cùng của ĐTC ngày 1-10 tại Bologna là thánh lễ ngài cử hành lúc 5 giờ chiều tại sân vận động Dall'Ara, ở khu ngoại ô, cách trung tâm thành này hơn 2 cây số. 40 ngàn tín hữu đã ngồi chật thao trường này để tham dự thánh lễ với ĐTC.

 Đồng tế với ĐTC có 24 GM thuộc 15 giáo phận ở miền Emilia Romagna và hàng trăm LM.

 Bài giảng thánh lễ

 Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng của Chúa nhật thứ 26 thường niên năm A, kể lại dụ ngôn 2 người con được cha yêu cầu đi làm việc trong vườn nho của ông: người thứ I từ chối, nhưng rồi đã nghĩ lại và đi làm; người con thứ hai nhận lời, nhưng rồi lại không đi làm. ĐTC nhận xét:

 ”Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu đặt trước chúng ta hai con đường mà chúng ta cảm nghiệm, nhưng không luôn sẵn sàng xin vâng bằng lời nói và việc làm, vì chúng ta là người tội lỗi. Nhưng chúng ta có thể chọn lựa giữa một bên là người tội lỗi đang tiến bước, tiếp tục lắng nghe Chúa, và khi sa ngã, thì thống hối và trỗi dậy, như người con thứ I; hoặc chúng ta là những ngừơi tội lỗi ngồi lỳ, luôn sẵn sàng biện minh cho mình và chỉ có những lời nói xu thời.

 Chúa Giêsu dạy dụ ngôn này và áp dụng cho một số lãnh tụ tôn giáo thời ấy, họ giống như người con có đời sống hai mặt, trong khi dân thường thì cư xử như người con thứ I. Các thủ lãnh tôn giáo ấy biết và giải thích mọi sự, không chê được, như những nhà trí thực tôn giáo đích thực. Nhưng họ không khiêm tốn lắng nghe, không có can đảm tự hỏi mình, không có sức để thống hối. Và Chúa Giêsu rất nghiêm khắc: ngài nói cả những người thu thuế cũng đi trước họ vào Nước Chúa. Đó là một lời trách cứ nặng nề, vì những người thu thế thời ấy là những người thối nát, phản bội tổ quốc. Vậy đâu là vấn đề của các thủ lãnh tôn giáo ấy? Họ không sai lầm về điều gì, nhưng sai lầm trong lối sống và suy tư trước mặt Chúa: qua lời nói và với những người khác, họ là những người quyết liệt gìn giữ các truyền thống của con người, nhưng không có khả năng hiểu rằng cuộc sống theo Thiên Chúa là một hành trình và đòi phải có sự khiêm tốn cởi mở, thống hối và bắt đầu lại.

 ĐTC đặt câu hỏi:

 ”Vậy điều ấy nói gì với chúng ta? Thưa rằng không có một đời sống Kitô ở bàn giấy, ở bàn học, được kiến tạo một cách khoa học, trong đó chỉ cần chu toàn vài giới luật là được an tâm: đời sống Kitô là một hành trình khiêm tốn của một lương tâm không bao giờ cứng nhắc và tín thác nơi Chúa trong sự thanh bần, không bao giờ tự phụ, tự mãn cho bản thân. Nhờ đó, chúng ta vượt thắng những điều đã xảy ra và tái diễn sự ác xưa kia, như Chúa Giêsu tố giác trong dụ ngôn: đó là sự giả hình, lối sống hai mặt, óc duy giáo sĩ, có kèm theo thái độ vụ luật, xa cách dân chúng. Chìa khóa chủ yếu ở đây là thống hối: sự thống hối giúp ta không cứng nhắc, biến thái độ từ khước Thiên Chúa thành vâng phục, và biến sự chấp nhận thành sự phủ nhận tội lỗi vì tình yêu đối với Chúa. Thánh ý Chúa Cha, Đấng hằng ngày nói với lương tâm chúng ta, chỉ được thể hiện trong hình thức thống hối và hoán cải liên tục. Xét cho cùng, trong hành trình của mỗi người có hai con đường: một là người tội lỗi thống hối hay là những người tội lỗi giả hình. Nhưng điều đáng kể không phải là những lý luận biện minh và toan tính cứu vãn thanh danh, cái vẻ bề ngoài của mình, nhưng là một con tim hằng ngày tiến bước với Chúa, chiến đấu mỗi ngày, thống hối và trở về cùng Ngài. Vì Chúa tìm kiếm những con tim thanh khiết, chứ không tìm những kẻ thanh sạch ”bề ngoài”.

 Tiếp tục bài giảng thánh lễ chiều chúa nhật vừa qua ở Bologna, ĐTC nói:

 ”Anh chị em thân mến, chúng ta thấy rằng Lời Chúa đào sâu, ”phân định những tâm tình và tư tưởng của tâm hồn” (Dt 4,12). Nhưng Lời Chúa cũng thời sự: dụ ngôn này cũng nhắc nhở chúng ta về những tương quan không luôn dễ dàng giữa những người cha và người con. Ngày nay, giữa những thay đổi nhanh chóng giữa các thế hệ, chúng ta nhận thấy rõ hơn nhu cầu độc lập với quá khứ, nhiều khi đến độ nổi loạn. Nhưng sau những khép kín và im lặng dài của phía này đối với phía kia, nên phục hồi cuộc gặp gỡ, cho dù còn những xung đột, có thể kích thích một sự quân bình mới. Giống như trong gia đình, trong Giáo Hội và xã hội cũng vậy: đừng bao giờ từ chối gặp gỡ, đối thoại, tìm những con đường mới để đồng hành với nhau.

 Và ĐTC để lại cho các tín hữu 3 điểm tham chiếu, bắt đầu bằng 3 chữ P theo tiếng Ý:

 - Trước tiên là Parola, Lời Chúa, là địa bàn để tiến bước trong khiêm tốn, để không bị lạc mất con đường của Thiên Chúa và rơi vào thái độ trần trục.

 - Thứ hai là Pane, Bánh, Bánh Thánh Thể, vì từ Thánh Thể mọi sự bắt đầu. Chính trong Thánh Thể chúng ta gặp Giáo Hội, chứ không phải trong những chuyện tầm phào hoặc trong những tin tức thời sự, nhưng là tại đây, trong Mình Chúa Kitô được những người tội lỗi và túng thiếu chia sẻ, nhưng họ cảm thấy được yêu thương và ước muốn yêu mến.

 - Thứ ba là Poveri, những người nghèo. Ngày nay vẫn còn bao nhiêu người thiếu những điều cần thiết. Nhưng cũng có bao nhiêu người nghèo tình thương, những người neo đơn, và nghèo Thiên Chúa. Nơi tất cả những người ấy chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu, vì Chúa Giêsu trong thế giới đã đi theo con đường nghèo khó, tự hạ, như thánh Phaolô đã nói trong bài đọc thứ hai ngày lễ hôm nay... Từ Thánh Thể đến người nghèo, chúng ta đi gặp Chúa Giêsu. Anh chị em đã ghi lại câu nói mà ĐHY Lecaro thích thấy được khắc trên bàn thờ: ”Nếu chúng ta chia sẻ bánh thiên quốc, làm sao chúng ta không chia sẻ bánh trần thế?”. Chúng ta luôn nhớ đến điều ấy. Lời Chúa, Thánh Thể và người nghèo. Chúng ta hãy xin ơn không bao giờ quên những yếu tố cơ bản này, những yếu tố nâng đỡ hành trình của chúng ta”.

 Kết thúc thánh lễ vào lúc gần 7 giờ chiều, ĐTC đã đáp trực thăng trở về Vatican.

 

Tác giả bài viết: G. Trần Đức Anh OP

Nguồn tin: vi.radiovaticana.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Anrê Trần Văn Trông (1814-1835)

Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây