Bí tích Rửa tội là ơn của Chúa Thánh Thần

Bí Tích Rửa Tội không phải là một công thức phù phép, mà là ơn của Chúa Thánh Thần làm cho người lãnh nhận nó có khả năng chống lại thần dữ. Nó là Bí tích của đức tin, vì ghi dấu việc bước vào đời sống đức tin.

ĐTC đã nói như trên với hơn 60.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ hàng tuần với ngài sáng thứ tư hôm qua. Hôm qua 25 tháng 4 cũng là lễ nghỉ kỷ niệm ngày Italia được quân đội đồng minh giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã. Trong số các đoàn hành hương cũng có hai nhóm Việt Nam: một nhóm 50 người đến từ Mỹ và một nhóm 54 nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã tiếp tục trình bày ý nghĩa của Bí tích Rửa tội và giải thích điều thánh Phaolô viết cho tín hữu Philiphê: “Tôi biết sống trong nghèo khó cũng như trong dư dật; tôi đã được tập luyện cho tất cả và vì tất cả, no đủ cũng như đói khát, dư dật cũng như túng thiếu” (Pl 4,12-13). ĐTC nói: chính Tin Mừng soi sáng cho các ứng viên và dấy lên việc gắn bó của đức tin: “Bí tích Rửa tội, trong một cách đặc biệt, là “bí tích của đức tin”, bởi vì nó ghi dấu việc bước vào trong cuộc sống lòng tin” GLCG 1236).

Và tin là giao nộp mình cho Chúa Giêsu, được nhận biết như là “suối nguồn của cuộc sống vĩnh cửu” (Ga 4,14), “ánh sáng thế gian” (Ga 9,5) “sự sống và sự sống lại” (Ga 11,25), như lộ trình của các tân tòng những người sắp lãnh nhận việc khai tâm kitô, dậy cho biết cả ngày nay nữa.

Được giáo dục bởi việc lắng nghe Chúa Giêsu, bởi giáo huấn và các công việc của Ngài, các tân tòng sống trở lại kinh nghiệm của người đàn bà xứ Samaria  khát nước hằng sống, của người mù từ lúc bình sinh mở mắt ra cho ánh  sáng, của ông Ladarô ra khỏi mồ. Phúc Âm mang theo trong mình sức mạnh biến đổi người chấp nhận nó với lòng tin, bằng cách giật thoát họ khỏi sự thống trị của kẻ dữ để học biết phục vụ Chúa với niềm vui và cuộc sống mới. ĐTC giải thích thêm như sau:

“Chúng ta không bao giờ đến giếng rửa tội một mình, nhưng được đồng hành bởi lời cầu nguyện của toàn thể Giáo hội, như kinh cầu các Thánh đi trước lời trừ quỷ và việc xức dầu tân tòng”.

Đó là các cử chỉ, ngay từ thời xa xưa, bảo đảm cho những người sắp tái sinh như con cái Thiên  Chúa, mà lời cầu của Giáo hội trợ lực trong cuộc chiến chống lại sự dữ, đồng hành với họ trên con đường sự thiện, giúp họ thoát khỏi quyền lực của tội lỗi để bước vào trong vương quốc của ơn thánh Chúa. Giáo hội cầu nguyện cho những người tân tòng và cầu nguyện cho tất cả mọi người chúng ta. Trong Giáo hội, chúng ta cũng cầu nguyện cho người khác.

Thật là một điều hay và đẹp khi cầu nguyện cho tha nhân. Biết bao lần chúng ta không có nhu cầu nào cấp thiết và chúng ta đã không cầu nguyện. Chúng ta phải cầu nguyện cho người khác hiệp nhất với Giáo hội: “Lạy Chúa, con xin Chúa cho những người đang cần, cho những người không có đức tin….”

Xin anh chị em đừng quên:  lời cầu nguyện của Giáo hội luôn luôn hoạt động. Nhưng chúng ta phải bước vào trong lời cầu nguyện, cầu nguyện cho toàn dân Chúa và cho những người cần các lời cầu nguyện.

Vì thế,  con đường của các tân tòng người lớn được ghi dấu bởi các lần trừ quỷ được linh mục lập đi lập lại (x. GLCG 1237), hay bởi các lời cầu nguyện khẩn nài sự giải thoát khỏi tất cả những gì chia cách họ với Chúa Kitô, và ngăn cản sự hiệp nhất thân tình với Ngài.

Chúng ta xin Thiên Chúa giải thoát cả các trẻ em khỏi tội tổ tông và thánh hiến chúng như là nơi ở của Chúa Thánh Thần (Lễ nghi rửa tội trẻ em, s. 56). Chúng ta cầu nguyện cho các trẻ em, cho sức khoẻ tinh thần và thể lý của chúng. Đó là một cách che chở các trẻ em với lời cầu nguyện.

Như các Phúc Âm chứng thực, chính Chúa Giêsu đã chiến đấu và đánh đuổi các quỷ dữ để biểu lộ biến cố Nước Thiên Chúa đến (Mt 12,28), biểu lộ chiến thắng của Ngài trên quyền lực của kẻ dữ nhường chỗ cho quyền thống trị của Thiên Chúa, là Đấng làm cho tín hữu được tươi vui và hoà giải họ với sự sống.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC khẳng định: Bí tích Rửa tội không phải là một công thức phù phép, nhưng là một ơn của Chúa Thánh Thần, là Đấng làm cho kẻ nhận nó có thể “chiến đấu chống lại thần dữ”, bằng cách tin rằng “Thiên Chúa đã gửi Con của Ngài đến trần gian để phá huỷ quyền lực của Satan, và đưa con người từ bóng tối vào trong vương quốc của ánh sáng vô tận” (x. Lễ nghi, 2. 56).

Nhờ kinh nghiệm chúng ta biết rằng cuộc sống kitô luôn luôn bị cám dỗ, nhất là cám dỗ tách rời khỏi Thiên Chúa, khỏi ý muốn của Ngài, khỏi sự hiệp thông với Ngài, để tái rơi vào các dây trói của các quyến rũ thế gian. Và Bí tích Rửa tội chuẩn bị chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh cho cuộc chiến đấu thường ngày này, cả cuộc chiến đấu chống lại ma quỷ, mà – như thánh Phêrô nói – nó giống như sư tử tìm cắn xé chúng ta, tiêu điệt chúng ta. ĐTC giải thích tiếp lễ nghi Rửa Tội như sau:

Ngoài lời cầu nguyện, còn có việc xức dầu ngực với dầu của tân tòng, nhận được sức mạnh của nó để khước từ ma quỷ và tội lỗi, trước khi đến giếng rửa tội để tái sinh vào cuộc sống mới” (Làm phép dầu, 3). Vì dầu có đặc tính thấm vào các thớ thịt của cơ thể đem lại lợi ích cho chúng, nên các tay đấu xưa kia đã xoa dầu trên mình để gia tăng sức mạnh cho các bắp thịt và để tránh không bị đối thủ nắm bắt một cách dễ dàng hơn.

Dưới ánh sáng của biểu tượng này các kitô hữu trong các thế kỷ đầu đã thích nghi việc dùng dầu đế xức thân thể các ứng viên chịu Bí Tích Rửa Tội với dầu do Đức Giám Mục làm phép, để qua “dấu chỉ của sự cứu rỗi “ muốn nói rằng quyền năng của Chúa Kitô Cứu Thế củng cố giúp chống lại sự dữ và chiến thắng nó (x. Lễ nghi.., s.105).

Chiến đấu chống lại sự dữ, trốn chạy các lừa đảo của nó, lấy lại sức lực sau một trận chiến đấu vất vả thì mệt nhọc, nhưng chúng ta phải biết rằng toàn cuộc sống kitô là một cuộc chiến đấu. Vì thế chúng ta cũng phải  biết rằng chúng ta không cô đơn, biết rằng Mẹ Giáo Hội cầu nguyện để các con cái mình được tái sinh trong Bí tích Rửa tội không quỵ ngã dưới các tấn công của kẻ dữ, nhưng chiến thắng chúng nhờ quyền lực sự Phục Sinh của Chúa Kitô.

Được củng cố bởi Chúa Phục Sinh là Đấng đã đánh bại ông hoàng của trần gian này (x. Ga 12,31) cả chúng ta nữa cũng có thể lập lại với niềm tin của thánh Phaolô rằng: “Tôi chịu được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13). Chúng ta tất cả có thể chiến thắng, chiến thắng mọi sự với sức mạnh đến từ Chúa Giêsu.

Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải

Nguồn tin: vi.radiovaticana.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Phaolô Tống Viết Bường (1773 – 1833)

Phaolô Tống Viết Bường, Sinh tại Phủ Cam, Huế, Giáo dân, Quan Thị Vệ, bị xử trảm ngày 23/10/1833 tại Thợ Ðức dưới đời vua Minh Mạng. Ngày 27.5.1900, ông Phaolô Tống Viết Bường được Đức Lêo XIII suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
Phaolô Trần Văn Quang
GIỜ LỄ
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây