Ngồi lê đôi mách, tật xấu rất khó để sửa

Từ bài diễn văn đầu tiên vào cuối năm đọc trước Giáo triều La Mã đến nay, Đức Phanxicô không bao giờ bỏ qua dịp nào để mà không tố cáo căn bệnh tái phát trong giáo triều cũng như trong cộng đoàn: bệnh thì thầm, bệnh ngồi lê đôi mách và bệnh buôn chuyện.

“Tôi đã nói nhiều lần về căn bệnh này, nhưng không bao giờ đủ. Đó là một căn bệnh trầm kha, bắt đầu đơn giản chỉ là buôn chuyện một ít, và rồi nó cuốn hút đương sự, biến người này thành người ‘gieo bất hòa’ (như Satan), và trong nhiều trường hợp là ‘lạnh lùng giết người’, giết danh tiếng của đồng nghiệp, của anh em mình. Đó là căn bệnh của những người hèn, những người không có can đảm nói trực tiếp. Thánh Phaolô đã xin chúng ta: “Anh em hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng, như thế anh em sẽ trở nên trong sạch, không ai chê trách được điều gì” (Ph 2, 14-18). Anh em thân mến, chúng ta cẩn thận không rơi vào loại khủng bố của buôn chuyện!” (Đức Phanxicô, ngày 22 tháng 12-2014).

Các lời của Đức Phanxicô không sợ là những lời đập mạnh. Ngài xin chúng ta trau dồi “ngược lương tâm” khi đứng trước những lời phù phiếm có thể giết người. Ngài lên án “loại khủng bố của những chuyện ngồi lê đôi mách.” Ngài cảnh cáo “những lời thì thầm và ghen tương”, nhất là những người làm việc trong giáo hội hay những người đi tu. Ngài cũng nhấn mạnh sự “hủy hoại khủng khiếp” của miệng lưỡi được dùng như vũ khí chống người anh em.

Nhưng đâu là những lời thì thầm và ngồi lê đôi mách?

Lời than vãn

Lời than vãn là chữ hoặc câu thù nghịch diễn tả sự không đồng ý, chỉ trích, than phiền, chống ngầm, ác ý. Nó không nói lên trực tiếp với người mình muốn sửa trong tình anh em. Nhưng thì thầm bí mật, che giấu. Nó giống như một tiếng động lờ mờ chứ không phải lời của con người.  Văn sĩ Rodolfo Ardente ở thế kỷ 11 định nghĩa nó như sau: oán than vì gièm pha chống một lý do lớn mà mình đánh giá thấp tầm nghiêm trọng của nó (murmuratio est ob locutio depressa minoris contra majorem ob impositam sibi rei gravitatem).

Chúng ta đừng quên than vãn là một tật xấu đáng ghét, nó bị Thánh Kinh lên án nhiều lần. Nó được nêu lên nhiều trong các sách kể chuyện dân Israel ra khỏi Ai Cập. Khi họ đến Mara và họ không có nước uống, họ cay đắng than vãn, “dân kêu trách ông Môsê” (Xh 15, 24). Sau đó họ than vãn chống ông Môsê và ông Aaron trong sa mạc Sinai: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa  trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thỏa thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16, 3). Chính ông Môsê gọi những lời này là “kêu trách” (Xh 16, 8). Một đoạn sau, ở Rephidim, “dân khát nước nên đã kêu trách ông Môsê” (Xh 17, 3). Vàø ông Aaron và bà Myriam, anh và chị của ông Môsê cũng than vãn chống ông (Myriam cũng như Aaron đều chống ông Môsê: Đnl 12, 1) và Myriam bị hình phạt bệnh phong hủi (Đnl 12, 9-10).

Các lời than vãn là những lời chống lại uy quyền, nhưng không nói trực tiếp với người có quyền. Họ bí mật thì thầm, nên họ phán xét, nói quá, thao túng các sự kiện; và vì không có đương sự nên đương sự không thể bảo vệ, giải thích hay khiêm tốn nhận lời chỉ trích.

Trong Thánh Kinh, các lời than vãn thường liên hệ đến việc không có đức tin: “Ông Môsê nói: […] Không phải anh em kêu trách chúng tôi, mà là kêu trách Đức Chúa.” (Xh 16, 8).

Các Thánh vịnh cũng nói về các lời thì thầm và sự liên hệ của nó với đức tin: “Họ chẳng tin tưởng chi vào lời Chúa phán, trong lều trại, lẩm bẩm kêu ca, chẳng thèm nghe tiếng Chúa.” (Tv 106, 24-25).

Trong Tân Ước, ngoài những lời than van của những người chống Chúa Giêsu (Lc 5, 30 ; Ga 6, 41.43.61) hay của đám đông (Ga 7, 12 et 32), người ta còn ghi nhận các bài viết của Thánh Phaolô cảnh báo mạnh tật xấu này: “Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số trong nhóm họ đã lẩm bẩm (dân Israel trong sa mạc); họ đã chết bởi tay Thần Tru Diệt” (1 Co 10, 10). “Anh em hãy làm mọi việc mà đừng kêu ca hay ta thán” (Ph 2, 14). “Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca” (1 Pr 4, 9).

Các lời lẩm bẩm gần như là tật xấu chung của các cộng đoàn: tại sao? Bởi vì đó là cách đơn giản nhất để tuôn ra sự hung bạo của mình đối với người có quyền và các quyết định của họ, hoặc đối với những người khác trong cộng đoàn khi mình không có can đảm nói trực diện và rõ ràng với người mà sự sửa sai và chỉ trích sẽ làm mình lớn lên.

Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh đi sửa lỗi họ, một mình anh với họ mà thôi. Nếu họ chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em. Còn nếu họ không chịu nghe, thì hãy nói với cộng đoàn Giáo hội, đó là lời giảng dạy của Phúc Âm (Mt 18,15-17). Những người biếng nhác, những người sợ sệt và những người không thẳng thắn, minh bạch, họ thường dễ dàng lẩm bẩm kêu than và không muốn bị phán xét bởi những người có quyền, họ âm thầm lên án những người này. Các lời than van thường tạo thông đồng. Đúng vậy, ai gặp khó khăn với người nào, nếu họ biết người khác cũng ở trong tình trạng này, họ sẽ thì thầm với người đó: theo cách này, họ có người thông đồng để chống, hỗ trợ, đoàn kết với nhau. Thường đó là một cơ chế vô thức, nhưng mình có thể thấy nơi mình và tự hỏi về trách nhiệm, vùng tối, sự dữ dằn nếu mình muốn là người chân thật và trong sáng.

Đúng, với các lời than van thì thầm, chúng ta xét đoán người khác, chúng ta chống họ và tìm đồng minh chống họ. Chúng ta nuôi dưỡng mối thù ghét có trong lòng mình và chúng ta muốn chuyện tiêu cực cho người khác. Có phải đơn giản hơn, để khỏi bị lầm, mình đến gặp người anh em để nói thẳng những gì mình nghĩ, nhận trách nhiệm về hành động và lời nói của mình không?

Tất cả chúng ta biết những lời than van thì thầm là một trong các khó khăn lớn của đời sống tu trì. Có thể đó là tật xấu khó nhất để loại hẳn. Đó là căn bệnh dẫn đến việc thường xuyên xét đoán từng hành động, từng cử chỉ, từng lời nói với ác ý. Chúa Giêsu đã nói: “Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân anh sẽ tối.” (Mt 6, 23; Mc 11, 34). Thánh Biển Đức thì đề nghị thuốc giải độc là chịu sỉ nhục để đưa đến khiêm tốn. Trong luật Dòng, ngài nhiều lần lên án các thì thầm than van (4, 39; 5, 14-19; 34, 6; 35, 13; 41, 5;  53, 18) và gần như ngài van xin: “Chúng tôi đưa ra lời cảnh cáo trước: không được thì thầm.” (40, 9). Trong tất cả các bài viết thiêng liêng của các Thánh Pacômê, Thánh Basile, Thánh Colomban và Thánh Phanxicô, các thánh đều nhắc đến việc thì thầm, họ cho đó là một trong các tội nặng nhất nếu cứ kéo dài, và đáng bị đuổi ra khỏi tu viện. Bởi vì thì thầm làm chia rẽ, làm hủy hoại và giết cộng đoàn, giết sợi dây đức ái liên kết để cộng đoàn được hợp nhất: người thì thầm bị cắt ra khỏi sự hiệp nhất của anh em (Alienus sit a fratrum unitate qui murmurat, Benoỵt d’Aniane).

Ngồi lê đôi mách

Còn ngồi lê đôi mách? Ngồi lê đôi mách là chuyện hàng ngày hơn và kéo dài hơn, dù bề ngoài nó ít nặng hơn. Người ngồi lê thích nói đến các vấn đề, các sự kiện của người khác. Thêm nữa, khi ngồi lê, người ta có khuynh hướng bịa chuyện, cũng có thể không phải là vu khống. Nhưng lời nói có trọng lượng của nó, chung chung nó có ảnh hưởng trên người nghe và hướng người này suy nghĩ theo một cách nào đó. Trong ngồi lê đôi mách,  người ta bình luận các sự kiện, các lời nói một cách chủ quan, trong khi họ cho rằng mình khách quan. Nhất là người ta bóp méo nội dung, ý nghĩa và bỏ đi một phần nội dung, nhấn mạnh trên sự việc này thay vì sự việc khác. Đúng, ngồi lê đôi mách là miệng lưỡi ba hoa, không thể nào ngậm thinh được. Thánh Giacôbê viết trong thư của ngài: “ Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân.” (Gc 3, 2) “Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. Cái lưỡi có một vị trí giữa các bộ phận của thân thể chúng ta.” (Gc 3,6).

Ngoài đời cũng như trong các cộng đoàn, luôn có một người mà khi họ gặp ai, họ bắt đầu nói về người khác và chỉ trích những người này. Thường đó là những người nhàn rỗi, họ bỏ thì giờ ra để nói huyên thuyên vì họ không muốn nhìn vào con người mình và nhìn bóng tối của mình. Họ thành chuyên gia khi nói về người khác, cứ có dịp là họ nói liên tu bất tận. Nhưng những người nói xấu và những người lắm chuyện thì rất dễ nhận diện, chỉ sau một thời gian họ tự cho biết họ là ai.

Chuyện không ngạc nhiên khi Đức Phanxicô nói “các chuyện ngồi lê đôi mách là khủng bố.”

“Người ngồi lê cũng như kẻ đi ném bom, họ ném bom và họ bỏ chạy, họ hủy hoại bằng miệng lưỡi, họ không xây dựng hòa bình.” Và chính mỗi người chúng ta phải gỡ kíp các quả bom giết người này.

 

Tác giả bài viết: Marta An Nguyễn chuyển dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Simon Phan Ðắc Hòa (1787-1840)

Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn y sĩ Simon Phan Đắc Hòa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây