Hội Đồng Mục Vụ Giáo phận theo quy định của Bộ Giáo Luật

Công đồng Vaticanô II trong Sắc Lệnh "Christus Dominus" "Nhiệm Vụ Mục Vụ Của Các Giám Mục Trong Giáo Hội" số 27 đã nhấn mạnh: “Trong mỗi giáo phận, rất mong thiết lập một hội đồng mục vụ riêng do chính giám mục chủ trì và có sự tham gia của các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân được đặc biệt lựa chọn. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiên cứu những gì liên quan tới công việc mục vụ, phải xem xét và đưa ra những kết luận thực hành về vấn đề đó”

Công đồng Vaticanô II coi đây là một công cụ tốt được đặt vào tay giám mục giáo phận.

1. Thành lập và mục đích (GL. đ. 511 đến 514)

Trong mỗi giáo phận, tùy theo hoàn cảnh mục vụ, hãy thành lập một hội đồng mục vụ dưới quyền giám mục, để nghiên cứu những gì liên quan đến hoạt động mục vụ trong giáo phận, xem xét, rồi đưa ra những kết luận thực hành về vấn đề đó (đ. 511).

Giải thích:

Việc thành lập hội đồng mục vụ không buộc như Hội đồng Linh mục và chủ đích của nó cũng khác: hội đồng này không lập ra để giúp giám mục trong việc lãnh đạo giáo phận, nhưng trong việc mục vụ, thẩm quyền của hội đồng này chỉ giới hạn trong các vấn đề mục vụ của giáo phận, chứ không phải lo tới các vấn đề về đức tin, vấn đề chính thống, các nguyên tắc đạo đức và các luật chung của Giáo Hội.

2. Thành phần

Điều 512

- Gồm các tín hữu đang hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội: giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân được chỉ định theo cách thức do giám mục ấn định (đ. 512 §1).

- Làm sao cho những người được chọn vào hội đồng, đại diện được cho toàn thể Dân Thiên Chúa trong giáo phận, phải lưu ý đến các miền khác nhau, địa vị xã hội và chức nghiệp khác nhau, cũng như xem xét đến phần đóng góp cá nhân hay tập thể của họ trong việc tông đồ (đ. 512 §2).

- Phải là những người xuất sắc về đức tin vững vàng, hạnh kiểm tốt và khôn ngoan (đ. 512 §3).

Điều 513

§1 Hội Đồng mục vụ được thiết lập cho một nhiệm kỳ theo quy định của các quy chế được Giám Mục thiết lập.

§2. Khi toà Giám Mục khuyết vị, Hội Đồng mục vụ chấm dứt.


3. Việc điều hành

 

Điều 514

- Chỉ giám mục có quyền triệu tập và chủ tọa. Hội đồng chỉ có quyền tư vấn. Cũng chỉ có giám mục có quyền công bố những gì đã bàn luận (đ. 514 §1).

- Hội đồng sẽ được triệu tập mỗi năm, ít nhất là một lần (đ. 514 §2).

 

Tác giả bài viết: HĐMVTGP Huế

Nguồn tin: tonggiaophanhue.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Simon Phan Ðắc Hòa (1787-1840)

Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn y sĩ Simon Phan Đắc Hòa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây