Kinh Lậy Cha và nghi thức Bẻ Bánh

Trước khi hiệp lễ cộng đoàn cùng nhau đọc Kinh Lậy Cha xin cho các nhu cầu cuộc sống. Rồi vị linh mục đọc lời nguyện xin Chúa giải thoát tín hữu khỏi mọi sự dữ trước khi mọi người trao bình an cho nhau. Sự bình an của Chúa Kitô không thể đâm rễ sâu trong môt con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và tái lập nó sau khi đã đả thương nó.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và và du khách hành hương tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ ĐTC đã giải thích phần ba của Phụng vụ thánh thể là Kinh Lậy Cha và nghi thức bẻ Bánh. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói:

Trong Bữa Tiệc Cuối Cùng chúng ta biết rằng Chúa Giêsu “bẻ bánh” sau khi cầm lấy bánh và chén rượu tạ ơn Thiên Chúa Cha. Trong phụng vụ thánh thể của Thánh Lễ việc bẻ bánh tương ứng với hành động này được đi trước bởi lời kinh mà Chúa đã dậy cho chúng ta, nghĩa là Kinh Lậy Cha.

Các nghi thức Hiệp lễ bắt đầu như thế, bằng cách kéo dài lời chúc tụng và khẩn nài của Lời Nguyện Thánh Thể với việc cùng nhau đọc Kinh Lậy Cha. Đây không phải là một trong các lời kinh kitô, mà là lời kinh của Con Thiên Chúa: đó là lời kinh vĩ đại Chúa Giêsu đã dậy chúng ta. Thật vậy, được trao cho chúng ta trong ngày lãnh bí tích Rửa Tội Kinh Lậy Cha làm vang vọng lên trong chúng ta cùng các tâm tình của Chúa Kitô Giêsu. Khi chúng ta cầu nguyện với Kinh Lậy Cha, chúng ta cầu nguyện như Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Đó là lời kinh Chúa Giêsu đã đọc và đã dậy chúng ta. Khi các môn đệ xin với Chúa: “Lậy Thầy,  xin dậy chúng con cầu nguyên như Thầy cầu nguyện”, Chúa Giêsu đã cầu nguyện như thế. Thật đẹp biết bao cầu nguyện như Chúa Giêsu!

** Theo các lời Người dậy chúng ta dám hướng tới Thiên Chúa Cha và gọi Người là “Cha”, bởi vì chúng ta đã được tái sinh như con cái của Người qua nước và Thánh Thần (x. Ep 1,5) Thật thế không ai có thể gọi Người một cách thân tình là “Abba”  Cha, nếu đã không được Thiên Chúa sinh ra, nếu không có linh hứng của Chúa Thánh Thần như thánh Phaolô đã dậy (x. Rm 8,15). Chúng ta phải suy nghĩ: không ai có thể gọi Ngài là Cha, mà không có sự linh hứng của Thần Khí. Biết bao nhiêu lần có người nói “Lậy Cha chúng con” mà không biết điều mình nói. Bởi vì đúng, Ngài là Cha, nhưng bạn có cảm thấy rằng khi bạn nói “Cha” Ngài là Cha, Cha của bạn, Cha của nhân loại, Cha của Đức

Giêsu Kitô không? Bạn có một tương quan vói người Cha này hay không? Khi chúng ta cầu nguyện “Lậy Cha chúng con” chúng ta nối liền với Thiên Chúa Cha, là Đấng yêu thương chúng ta, nhưng Thần Khí ban cho chúng ta sự nối kết ấy, tâm tình là con cái của Thiên Chúa ấy.

 Có lời kinh nào tốt đẹp hơn là lời kinh được Chúa Giêsu dậy có thể chuẩn bị chúng ta cho việc hiệp thông bí tích với Ngài? Ngoài Thánh Lễ ra Kinh Lậy Cha còn được đọc ban sáng và ban chiều, trong Kinh Sáng và Kinh Chiều. Như thế thái độ con thảo đối với Thiên Chúa và tình huynh đệ đối với tha nhân góp phần vào việc trao ban cho các ngày sống của chúng ta hình thái kitô.

Trong Kinh của Chúa, trong Kinh Lậy Cha chúng ta xin “ lương thực hằng ngày”, trong đó chúng ta cần để sống như con cái của Thiên Chúa. Chúng ta cũng khẩn nài ơn tha các tội lỗi của chúng ta, và để xứng đáng nhận ơn tha tội của Thiên Chúa chúng ta dấn thân tha thứ cho kẻ đã xúc phạm đến chúng ta. Và điều này không dễ. Tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta không dễ: đó là một ơn mà chúng ta phải xin: “Lậy Chúa,  xin dậy con tha thứ như Chúa đã tha thứ cho con”. Đó là một ơn. Với các sức lực của mình chúng ta không thể: tha thứ  là một ơn của Chúa Thánh Thần. Như vậy, trong khi mở rộng con tim của chúng ta cho Thiên Chúa Kinh Lậy Cha chuẩn bị chúng ta cho tình yêu thương huynh đệ. Sau cùng chúng ta còn xin Thiên Chúa “giải thoát chúng ta khỏi sự dữ” làm cho chúng ta xa cách Ngài và chia rẽ chúng ta tới các anh em khác.  Chúng ta hiểu rõ rằng đó là các lời xin rất thích hợp để chuẩn bị chúng ta cho việc Hiệp Lễ thánh (TTCSLR, 81).

ĐTC nói tiếp trong bài huấn dụ: Thật vậy, nhũng gì chúng ta xin trong Kinh Lậy Cha được kéo dài bởi lời cầu của vị linh mục nhân danh mọi người khẩn nài như sau: “Lậy Chúa xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin ban bình an cho các ngày sống của chúng con”. Và rồi nó nhận được một loại dấu ấn trong nghi thức trao ban bình an: điều đầu tiên chúng ta xin nơi Chúa Kitô là ơn của sự bình an – rất khác với sự bình an của trần gian – làm cho Giáo Hội lớn lên trong sự hiệp nhất và trong  bình an,  theo ý muốn của Ngài. Rồi với cử chỉ cụ thể trao đổi với nhau chúng ta diễn tả sự hiệp thông giáo hội và tình yêu thương đối với nhau trước khi rước lễ (TTCSLR 82). ĐTC giải thích thêm cử chỉ trao ban bình an như sau:

** Trong lễ nghi Latinh việc trao đổi dấu chỉ của sự bình an từ thời xa xưa được đặt trước khi hiệp lễ nhắm tới việc hiệp thông thánh thể. Theo lời cảnh cáo của thánh Phaolô không thể hiệp thông vào Bánh duy nhất khiến cho chúng ta thành một Thân Thể duy nhất trong Chúa Kitô, mà không thừa nhận nhau được hoà giải bởi tình huynh đệ (x 1 Cr 10,16-17); 11,29) Hoà bình của Chúa Kitô không thể đâm rễ sâu trong một con tim không có khả năng sống tình huynh đệ và tái lập nó sau khi đã làm cho nó bị thương. Hoà bình chính Chúa ban cho: Ngài ban cho chúng ta ơn tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta.

Cử chỉ hoà bình được theo sau bởi việc Bẻ Bánh ngay từ thời các tông đồ đã trao ban tên gọi cho toàn việc cử hành thánh thể (TTCSLR, 83; GLGHCG 1329). Được Chúa Giêsu hoàn thành trong Bữa Tiệc Ly việc bẻ Bánh và cử chỉ mạc khải đã cho phép các môn đệ nhận ra Chúa sau khi Ngài sống lại. Chúng ta hãy nhớ tới hai môn đệ trên đường về làng Emmaus, khi nói về cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh, họ kể lại “họ đã nhận ra Ngài trong việc bẻ bánh như thế nào” (x. Lc 24,30-31.35).

Việc Bẻ Bánh thánh thể được kèm theo bởi lời khẩn nài “Lậy Chiên Thiên  Chúa”, là hình ảnh thánh Gioan Tẩy Giả đã dùng để chỉ nơi Chúa Giêsu “Đấng lấy đi tội lỗi của trần gian”  (Ga 1,29) Hình ảnh kinh thánh chiên con nói về ơn cứu độ (x. Xh 12,1-14; Is 53,7; 1 Pr 1,19; Kh 7,14). Trong Bánh Thánh Thể bị bẻ ra cho sự sống của thế giới, cộng đoàn cầu nguyện nhận biết Chiên Con đích thật của Thiên Chúa, nghĩa là Đức Kitô Cứu Thế, và khẩn nài Ngài: “Xin thương xót chúng con… xin ban bình an cho chúng con”.

“Xin thương xót chúng con” “xin ban bình an cho chúng con” là các lời khẩn nài từ Kinh Lậy Cha cho tới việc bẻ Bánh, giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn tham dự vào tiệc thánh thể, là suối nguồn của sự hiệp thông với Thiên Chúa và với các anh em khác. Chúng ta đừng quên lời cầu vĩ đại này, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu dã dậy chúng ta, và nó là lời mà Ngài đã cầu nguyện với Thiên  Chúa Cha. Và lời cầu nguyện này chuẩn bị cho chúng ta Hiệp Lễ.

** ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp và Thụy Sĩ, đặc biệt các thành viên cộng đoàn đại kết Taizé, giới trẻ các trường cao học Pháp và các nhóm tín hữu của các giáo phận Angers và Puy. Ngài mời gọi họ chuẩn bị tâm hồn mừng lễ Phục Sinh bằng cách củng cố niềm an binh của Chúa Kitô trong con tim, sống tình huynh đệ và chữa lành nó khi nó bị thương tích.

Chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Ailen, Na Uy, Australia, Trung Quốc, Indonesia và Hoa Kỳ ngài cầu mong mùa Chay là thời gian ơn thánh và canh tân tinh thần cho họ và gia đình họ. Trong các nhóm Đức ngài đặc biệt chào cộng đoàn trường huấn nghệ Friedrich List Hamm.

Trong các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngài chào thành viên hiệp hội “Lãnh đạo toàn cầu cho việc đào tạo các chính quyền địa phương” các tín hữu Lages di Pico và Coimbra. Ngài cầu mong con đường chuẩn bị của Mùa Chay mang lại nhiều hoa trái cho các quyết tâm dấn thân quảng đại trong cuộc sống kitô và giúp canh tân các cộng đoàn trong nỗ lực diễn tả lòng thương xót và hoà bình.

Chào các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC nhắc cho biết những người mắc tội trọng không được lên rước lễ nếu trước đó đã không được tha tội trong bí tích Hoà Giải. Muà Chay là dịp đến lãnh bí tích này.

Chào các tín hữu vùng Trung Đông ngài mời gọi họ để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong nỗ lực hoán cải cuộc sống, được thanh tẩy khỏi tội lỗi để phục vụ Chúa và tha nhân theo khả năng và vai trò riêng của từng người.

Trong các nhóm Ý ĐTC chào các nhóm giáo xứ, cách riêng tín hữu vùng Castellaneta do  ĐGM Claudio Maniago hướng dẫn, các sinh viên học sinh và cựu học sinh Salesien tỉnh Livorno, ngài cầu  mong cuộc hành hương củng cố lòng tin của từng người, giúp họ lớn lên trong tình bác ái và dấn thân phục vụ công ích.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc họ đừng quên lời Chúa Giêsu hứa luôn ở cùng các môn đệ mọi ngày và hiện diện trong nhiều cách thế khác nhau. Mỗi người hãy ý thức trách nhiệm của mình và không mệt mỏi tín thác nơi Chúa Kitô và phổ biến Tin Mừng của Chúa khắp mọi nơi.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

 

Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Giuse Lê Ðăng Thị (1825-1860)

Giuse Lê Ðăng Thị, Sinh năm 1825 tại Kẻ Văn, Quảng Trị, Giáo dân, Cai Ðội, bị xử giảo ngày 24/10/1860 tại An Hòa dưới đời vua Tự Ðức. Đức Piô X suy tôn ông Giuse Lê Đăng Thị lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh....

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
Phaolô Trần Văn Quang
GIỜ LỄ
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây