Qua Phúc Âm Chúa Kitô tiếp tục rao giảng Tin Mừng

** Phúc Âm là miệng của Chúa Kitô tiếp tục loan báo Tin Mừng, và nhập thể nơi chúng ta bằng cách diễn tả ra với các công việc làm, biến đổi chúng ta và cho chúng ta có khả năng thay đổi thế giới.

TC Phanxicô đã nói như trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hôm qua trong đại thính đường Phaolô VI.

Trong bài huấn dụ ĐTC tiếp tục trình bầy 2 yếu tố khác của Phụng vụ Lời Chúa là Tin Mừng và bài giảng. Ngài nói: Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài đạt tột đỉnh với việc công bố Tin Mừng. Đi trước là thánh ca Alleluia – hay trong Mùa Chay có một lời tung hô khác – qua đó “cộng đoàn tín hữu đón nhận và chào mừng Chúa sắp nói trong Tin Mừng.” (Trật tự tổng quát cuả Sách Lễ Roma, 62). Như các mầu nhiệm của Chúa Kitô soi sáng toàn mạc khải kinh thánh, trong Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng là ánh sáng giúp hiểu ý nghĩa các văn bản kinh thánh đi trước của Cựu Ước cũng như Tân Ước. Thật thế, “Chúa Kitô là trung tâm và là sự viên mãn của toàn Thánh Kinh, cũng như của toàn Phụng Vụ” (Dẫn nhập sách Bài Đọc, 5). ĐTC nêu bật vị thế quan trọng của Tin Mừng như sau:

Vì thế chính Phụng Vụ phân biệt Tin Mừng với các bài đọc khác và bao quanh nó với danh dự và sự tôn kính đặc biệt (Trật tự… 60; 134). Thật vậy, việc đọc Phúc Âm được dành cho vị thừa tác được truyền chức, và khi kết thúc vị này hôn sách Phúc Âm; chúng ta đứng lên lắng nghe và làm dấu Thánh Giá trên trán, trên miệng và trên ngực; nến và hương vinh danh Chúa Kitô, là Đấng qua việc đọc Tin Mừng, làm vang lên lời hữu hiệu của Ngài. Từ các dấu chỉ đó cộng đoàn thừa nhận sự hiện diện của Chúa Kitô là Đấng hướng tới họ “tin vui” hoán cải và biến đổi. Điều đang xảy ra là một diễn văn trực tiếp, như các lời tung hô đáp lại việc loan báo: “Lậy Chúa, vinh danh Chúa”, “Lậy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”. Luôn luôn có Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm, luôn luôn.

** Chúng ta không đứng lên để lắng nghe Tin Mừng nhưng chính Chúa Kitô nói với chúng ta, ở đó. Và vì thế chúng ta chú ý, bởi vì đó là một cuộc nói chuyện trực tiếp. Chính Chúa nói với chúng ta.

Như vậy trong Thánh Lễ chúng ta không đọc Phúc Âm – anh chị em hãy chú ý tới điều này – chúng ta không đọc Phúc Âm để biết các sự việc xảy ra như thế nào, nhưng chúng ta lắng nghe Phúc Âm để ý thức về điều Chúa Giêsu đã làm và đã nói xưa kia; và Lời đó sống động, Lời của Chúa Giêsu ở trong các Phúc Âm sống động và đi tới con tim chúng ta. Vì vậy lắng nghe Phúc Âm với con tim rộng mở quan trọng biết bao nhiêu, bởi vì đó là Lời hằng sống. Thánh Agostino viết  rằng: “Miệng của Chúa Kitô là Tin Mừng. Thật đẹp biết bao! Ngài ngự trên Trời, nhưng không ngừng nói trên trái đất” (Bài giảng 85,1; PL 38,520; Khảo luận Phúc Âm thánh Gioan, XXX,1; PL 35,1632; CCL, 36,289); Nếu đúng thật là trong phụng vụ “Chúa Kitô còn loan báo Tin Mừng”, thì hậu qủa là khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta phải cho Ngài một câu trả lời. Chúng ta lắng nghe Tin Mừng, và chúng ta phải cho một câu trả lời trong cuộc sống chúng ta.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Để cho sứ điệp của Ngài có thể đến với tín hữu Chúa Kitô cũng dùng lời của vị linh mục. Sau Tin Mừng linh mục giảng. Được Công Đồng Chung Vaticăng II rất khuyên như phần của chính phụng vụ bài giảng không phải là một diễn văn tuỳ dịp – không, nó không phải là một diễn văn tuỳ dịp; cũng không phải là một bài giáo lý như chúng ta đang làm bây giờ … không, không, cũng không phải là một bài diễn thuyết  hay một bài học, bài giảng là một cái gì khác: bài giảng là gì? Nó là việc lấy lại cuộc đối thoại đã được mở ra giữa Chúa và dân Ngài” (Evangelii gaudium, 137), để nó được thành toàn trong cuộc sống. Việc chú giải Phúc Âm đích thật là chính cuộc sống thánh thiện! Lời Chúa kết thúc lộ trình bằng cách nhập thể nơi chúng ta, diễn tả ra bằng các công việc làm, như đã xảy ra nơi Đức Mẹ và các Thánh.

Anh chị em có nhớ điều tôi đã nói lần cuối trước không. Lời Chúa đi vào trong tai, đi tới con tim và đi ra đôi tay, đi tới với các công việc tốt lành. Bài giảng cũng theo Lời Chúa và cũng đi cùng lộ trình đó để trợ giúp chúng ta, để Lời Chúa đi qua con tim và tới với đôi tay.

Tôi đã khai triển đề tài này trong Tông huấn Evangelii gaudium, trong đó tôi đã nhắc rằng bối cảnh phụng vụ “đòi buộc bài giảng hướng cộng đoàn, và cả vị giảng thuyết nữa, tới một sự kết hiệp với Chúa Kitô trong Thánh Thể biến đổi cuộc sống” (Ibid, 138). ĐTC nói về vị giảng thuyết như sau:

** Ai giảng phải chu toàn tốt chức thừa tác của mình, điều mà vị linh mục hay phó tế hoặc giám mục  giảng - bằng cách cống hiến cho tất cả mọi người tham dự Thánh Lễ một việc phục vụ  thực sự, nhưng cả những người lắng nghe cũng phải làm phần mình. Trước hết bằng cách chú ý, nghĩa là có các thái độ nội tâm đúng đắn, không chủ quan yêu sách, vì biết rằng mỗi vị giảng thuyết đều có các giá trị và hạn hẹp của họ. Nếu đôi khi có lý do để buồn chán vì bài giảng dài và không tập trung hay không thể hiểu nổi, thì khi khác lại có thành kiến gây chướng ngại. Và ai giảng phải ý thức rằng mình không làm việc riêng của mình, nhưng đang giảng bằng cách trao ban tiếng nói  cho Chúa Giêsu, đang giảng Lời của Chúa Giêsu.

Và bài giảng phải được dọn kỹ lưỡng, phải ngắn gọn, ngắn gọn! Có một linh mục nói với tôi rằng một lần nọ ngài đã đi tới một thành phố khác, nơi cha mẹ ngài ở, và ông thân sinh đã nói với cha rằng: “Con biết không, bố hài lòng lắm, bởi vì cùng với bạn bè bố đã tìm ra một nhà thờ nơi người ta dâng thánh lễ mà không giảng”. Và có biết bao lần chúng ta thấy rằng trong bài giảng có vài người ngủ, những người khác thì nói chuyện bép xép hay bỏ đi ra ngoài hút xì gà… Ôi, thật vậy! Anh chị em tất cả đều biết đấy! Đúng thật như vậy! Xin làm ơn, xin làm ơn, bài giảng phải ngắn gọn, nhưng được dọn kỹ lưỡng. Vậy phải dọn bài giảng làm sao, hỡi các linh mục, phó tế, giám mục thân mến? Dọn bài giảng làm sao? Dọn bài giảng với lời cầu nguyện, với việc học hỏi Lời Chúa và bằng cách làm một tổng hợp rõ ràng ngắn gọn, không quá mười phút… Không, không, xin làm ơn!

Kết luận chúng ta có thể nói rằng trong Phụng Vụ Lời Chúa, qua Phúc Âm và bài giảng, Thiên Chúa đối thoại với dân Ngài, chú ý và cung kính lắng nghe Ngài đồng thời nhận ra rằng Ngài hiện diện và hoạt động. Vì vậy nếu chúng ta lắng nghe “tin vui”, chúng ta sẽ được nó hoán cải và biến đổi, và vì thế có khả năng thay đổi chính mình và thay đổi thế giới. Tại sao vậy? Bởi vì Tin Mừng, Lời Chúa đi vào trong tai, đi tới con tim và đi ra đôi tay để làm các viếc lành.

** Chào tín hữu hiện diện ĐTC nhắc cho mọi người biết mùng 8 tháng hai phụng vụ kính nhớ thánh nữ Giuseppina Bakhita và cũng là Ngày quốc tế chống nạn buôn người. Năm nay ngày này có đề tài là “Di cư không buôn người. Nói có với tự do. Nói không với việc buôn người!”. Vì không có các đường dây bình thường, nhiều người di cư quyết định mạo hiểm để có các cuộc sống khác, nơi thường có các lạm dụng đủ loại, khai thác bóc lột và biến thành nô lệ chờ đón họ. Các tổ chức tội phạm chuyên buôn người dùng các lộ trình di cư này để che giấu các nạn nhân của chúng giữa các người di cư tỵ nạn. Vì thế tôi kêu gọi tất cả mọi người, các công dân và các cơ cấu hiệp nhất các sức mạnh để phòng ngừa việc buôn người và bảo đảm sự che chở và trợ giúp cho các nạn nhân. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa hoán cải con tim của các kẻ buôn người và trao ban hy vọng tái chiếm lại được sự tự do cho những ai đau khổ vì tệ nạn đáng xấu hổ này.

ĐTC đã chào nhiều nhóm tín hữu đến từ Pháp và các nước nói tiếng Pháp, đặc biệt các bạn trẻ và giám đốc các học viện đào tạo công giáo Gironda, do ĐHY Jean Pierre Ricard tháp tùng. Ngài cũng chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Philippines và Hoa Kỳ, cũng như các tín hữu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước châu Mỹ Latinh, đặc biệt các chủng sinh giáo phận giám quản tông toà Thánh Gioan Maria Vianney bên Brasil, do các Giám Mục hướng dẫn. Ngài khích lệ các chủng sinh siêng năng dưỡng nuôi mình bằng Lời Chúa trong Thánh Kinh và chuẩn bị để sau này khi trở thành các thừa tác viên của Chúa có thể công bố và rao giảng Tin Mừng với chứng tá cuộc sống nêu gương cho tín hữu. 

Chào các đoàn hành hương Ba Lan ĐTC cầu chúc họ luôn ghi nhớ sứ mệnh rao truyền Tin Mừng Chúa đã giao phó cho các tông đồ và toàn Giáo Hội và sống đời chứng nhân đáng tin cậy trong gia đình, cộng đoàn, nơi làm việc, trong các đại học và mọi sinh hoạt thường ngày.

ĐTC cũng chào phái đoàn các Giám Mục Lituania do ĐC Gintaras Grusas, TGM Vilnius hướng dẫn, các tham dự viên tuần hội học cho các vị đào tạo chủng sinh do đại học giáo hoàng Thánh Giá tổ chức; cũng như các nữ tu Nữ tử Đức Maria Phù hộ, và học viện các nữ thiện nguyện viên Don Bosco; Nhóm dự án “Các cánh cửa rộng mở” Guardiagrele, do ĐC Bruno Forte, TGM Chieti Vasto hướng dẫn, các nam nữ nghệ sĩ hai đoàn xiệc Medrano và Rony Rollert; các đại diện Hội nhà băng dược phẩm sẽ quyên góp thuốc cho người nghèo vào thứ bẩy tới đây.

Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC nhắc cho mọi người biết Chúa Nhật tới đây lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức và cũng là Ngày quốc tế các bệnh nhân. Ngài khích lệ các bạn trẻ hãy là dụng cụ của Chúa Quan Phòng đối với người khổ đau; các anh chị em bệnh tật được trợ giúp bởi các lời cầu nguyện của Giáo Hội và các cặp vợ chồng mới cưới biết yêu thương sự sống, cả khi nó bị ghi dấu bởi sự giòn mỏng và bệnh tật.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.

 

Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Anrê Trần Văn Trông (1814-1835)

Anrê Trần Văn Trông, sinh 1814 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây