ĐTC Phanxicô: Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã kết hôn với nhân loại

Phép lạ tại tiệc cưới Cana mặc khải tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Chúa Giêsu chính là vị hôn phu đích thực của Giáo hội. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã kết hôn với nhân loại. Chúa Giêsu hiện diện tại tiệc cưới Cana chính là tin vui cho con người. Người chia sẻ số phận của con người. Người tái lập lại giao ước tình yêu đã bị con người phản bội.

Đó là ý tưởng ĐTC Phanxicô đã chia sẻ về ý nghĩa của bài Tin mừng Chúa nhật thứ 2 mùa quanh năm, trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 20.01. ĐTC mời gọi các tín hữu hãy ghi nhớ lời Mẹ Maria : “Bất cứ điều gì Chúa yêu cầu, hãy làm theo!”. ĐTC bắt đầu bài huấn dụ như sau:

Phép lạ Cana mặc khải tình yêu của Thiên Chúa

Chúa nhật tuần trước, với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, chúng ta đã bắt đầu hành trình phụng vụ mùa thường niên: trong thời gian này chúng ta theo Chúa Giêsu trong cuộc đời công khai, trong sứ vụ mà Chúa Cha đã sai Người đến thế gian để thực hiện. Trong Tin mừng hôm nay (x. Ga, 2,1-11), chúng ta đọc thấy trình thuật kể lại phép lạ đầu tiên trong các phép lạ của Chúa Giêsu.

Thiên Chúa đã kết hôn với nhân loại

ĐTC giải thích ý nghĩa của dấu chỉ đầu tiên trong số các dấu chỉ lạ lùng được thực hiện tại Cana, vùng Galilea, trong một tiệc cưới. Không phải tình cờ mà khởi đầu cuộc đời công khai của Chúa Giêsu lại được đặt trong bối cảnh của một lễ cưới, bởi vì qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã kết hôn với nhân loại: đây là tin vui, ngay cả khi những người mời Chúa chưa biết rằng Con Thiên Chúa đang ngồi cùng bàn với họ và Người là chàng rể đích thực. Trên thực tế, tất cả mầu nhiệm về phép lạ ở Cana nằm ở sự hiện diện của Chúa Giêsu, chàng rể thần linh, Đấng bắt đầu tỏ mình ra. Chúa Giêsu tỏ mình ra như vị hôn phu của dân Thiên Chúa, đã được các ngôn sứ loan báo và bày tỏ cho chúng ta sự sâu thẳm của mối tương quan liên kết chúng ta với Người: đó là một Giao ước mới của tình yêu.

Luật Môse trở thành điều mang niềm vui

Trong bối cảnh của Giao ước, chúng ta hiểu trọn vẹn ý nghĩa biểu tượng của rượu, thứ là trọng tâm của phép lạ này. Chính lúc tiệc cưới đang diễn ra nửa chừng thì rượu lại hết, Mẹ Maria, như một người mẹ, nhận ra điều này và ngay lập tức đến nói với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (c.3). Các sách Thánh kinh, đặc biệt là các sách ngôn sứ, xác định rượu như yếu tố đặc trưng của bữa tiệc của Đấng Cứu Thế (x. Am9,13-14; Ge 2,24; Is 25,6), khi Đấng Cứu Thế đến.  Nước cần thiết để sống nhưng rượu diễn tả sự tràn đầy của bữa tiệc và niềm vui của ngày lễ. Khi biến nước trong các bình được dùng “cho việc thanh tẩy theo thói tục người Do thái” (c.6) thành rượu, Chúa Giêsu thực hiện một dấu chỉ hùng hồn: biến đổi Luật Môsê trong Tin mừng thành điều mang niềm vui.

“Người bảo gì các anh cứ việc làm theo”

ĐTC mời gọi các tín hữu vâng theo lời dạy của Mẹ Maria, ngài nói: Những lời của Mẹ Maria nói với gia nhân trở thành triều thiên của tiệc cưới Cana: “Người bảo gi các anh cứ việc làm theo” (v.5). Ngày hôm nay, Mẹ Maria cũng nói với tất cả chúng ta: “Bất cứ điều gì Người nói với các con, hãy làm theo”. Những lời này là gia sản quý giá mà Mẹ của chúng ta để lại cho chúng ta. Và thực tế là, tại Cana, các gia nhân đã vâng lời Mẹ. “Chúa Giêsu nói với họ: Hãy đổ đầy nước vào chum đi. Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Người nói với họ: ‘Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc. Họ liền đem cho ông” (cc 7-8). Thật vậy, trong tiệc cưới này, một Giao ước mới được lập ra và sứ mạng mới được giao phó cho các tôi tớ của Chúa, nghĩa là cho toàn thể Giáo hội: “Bất cứ điều gì Người yêu cầu, các con hãy làm theo”.

Phục vụ Thiên Chúa nghĩa là lắng nghe và thực hành lời Người

Phục vụ Thiên Chúa nghĩa là lắng nghe và thực hành lời Người. Đó là lệnh truyền đơn giản và thiết yếu của Mẹ Chúa Giêsu, đó là chương trình sống của Kitô hữu. Tôi muốn nhấn mạnh đến một kinh nghiệm mà chắc chắn nhiều người chúng ta đã gặp trong cuộc sống. Khi chúng ta ở trong những tình cảnh khó khăn, khi các khó khăn xảy đến mà chúng ta không biết cách giải quyết, khi chúng ta cảm thấy lo lắng đau khổ, khi chúng ta thiếu niềm vui, chúng ta đến với Mẹ Maria và nói: “Con không có rượu, rượu hết rồi: Mẹ hãy nhìn xem con đang thế nào đây; hãy nhìn vào trái tim con, hãy nhìn tâm hồn con.” Hãy nói với Mẹ. Và Mẹ sẽ đến với Chúa Giêsu và nói: “Con hãy nhìn người này: không còn rượu”. Và rồi Mẹ sẽ trở lại và nói với chúng ta: “Bất cứ điều gì Người nói với các con, hãy làm theo”. Đối với mỗi người chúng ta, kín múc nước từ bình nghĩa là dựa vào Lời Chúa và các bí tích để cảm nghiệm ân sủng của Chúa trong cuộc đời chúng ta. Từ đó, cả chúng ta, như người quản tiệc đã nếm thử nước đã hóa thành rượu, chúng ta có thể thốt lên: “Còn Chúa, Chúa đã giữ phần rượu ngon lại cho đến bây giờ” (c. 10). Chúa Giêsu luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta hãy thưa với Mẹ để Mẹ nói với Chúa Con và Người sẽ làm chúng ta ngạc nhiên.

Cuối cùng, ĐTC cầu xin Đức Trinh nữ rất thánh Maria giúp chúng ta theo lời mời của Mẹ: “Bất cứ điều gì Người nói với các con, hãy làm theo” để chúng ta có thể hoàn toàn cởi mở với Chúa Giêsu, bằng cách nhận ra trong cuộc sống mọi ngày những dấu chỉ sự hiện diện sống động của Người.

Tác giả bài viết: Hồng Thủy - Vatican

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Simon Phan Ðắc Hòa (1787-1840)

Simon Phan Ðắc Hòa, Sinh năm 1787 tại Mai Vĩnh, Thừa Thiên, Giáo dân, Y Sĩ, bị xử trảm ngày 12/12/1840 tại An Hòa dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn y sĩ Simon Phan Đắc Hòa lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây