ĐTC Phanxicô: “Xin cho Danh Cha cả sáng!” – Danh Chúa hiển sáng nơi các Kitô hữu

“Xin cho Danh Cha vinh hiển” – lời nguyện xin đầu tiên trong Kinh Lạy Cha – vừa là lời tôn vinh sự cao cả, tốt lành của Chúa Cha, đồng thời là lời cầu xin để Danh Người được chiếu sáng trong gia đình, trong cộng đoàn và trên thế giới. ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu hãy làm cho Danh Chúa được vinh hiển bằng chứng tá đời sống thánh thiện của mình.

“Dường như là mùa đông đang qua đi và do đó chúng ta trở lại quảng trường. Chào đón tất cả anh chị em hiện diện ở quảng trường!” Đó là lời chào ĐTC Phanxicô gửi đến hàng chục ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô trong buổi sáng đẹp trời, thứ tư 27.02. Trong bài giáo lý, tiếp tục loạt bài về Kinh Lạy Cha, ĐTC bắt đầu đào sâu lời nguyện xin thứ nhất trong 7 lời nguyện xin trong Kinh Lạy Cha, đó là “xin cho Danh Cha vinh hiển”.

Kinh Lạy Cha – khuôn mẫu của mọi lời cầu nguyện

ĐỌC THÊM
 
Tiếp kiến chung của ĐGH 27/02/201927/02/2019

Tiếp kiến chung của ĐGH 27/02/2019

Trong Kinh Lạy Cha có 7 lời nguyện xin, có thể được phân thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất với 3 lời nguyện, đặt “Ngài” (Chúa Cha) ở trung tâm; các lời nguyện còn lại thì đặt “chúng con” và các nhu cầu của con người ở trọng tâm.

Trong phần thứ nhất, Chúa Giêsu đưa chúng ta đi vào các mong muốn của Người, tất cả đều quy hướng về Chúa Cha: “xin cho Danh Cha vinh hiển, xin cho triều đại Cha mau đến, xin cho ý Cha được thực hiện”; trong phần thứ hai, chính Chúa đi vào thế giới chúng ta và Người giải thích các nhu cầu của chúng ta: lương thực hàng ngày, tha thứ tội lỗi, trợ giúp trong cơn cám dỗ và giải thoát khỏi sự dữ.

ĐTC nhấn mạnh rằng đây chính là khuôn mẫu của mọi lời cầu nguyện Kitô giáo – mọi lời cầu nguyện của con người. ĐTC giải thích: lời cầu nguyện luôn được thực hiện, từ một khía cạnh, nó bao gồm sự chiêm niệm về Thiên Chúa, về mầu nhiệm của Người, vẻ đẹp và sự tốt lành của Người, và từ khía cạnh khác, nó là những lời cầu xin chân thành và can đảm về những điều mà chúng ta cần để sống và sống tốt. Như thế, trong sự giản đơn và thiết yếu, Kinh Lạy Cha dạy những người đọc nó đừng có nhiều lời trống rỗng, bởi vì – như chính Chúa Giêsu nói – “Cha của anh em biết những điều anh em cần ngay cả trước khi anh em cầu xin Người” (Mt 6,8).

Bước đầu tiên của cầu nguyện Kitô giáo là dâng chính chúng ta cho Thiên chúa

Khi chúng ta thưa chuyện với Chúa, chúng ta không nói để cho Người biết những điều trong lòng chúng ta: Người biết nhiều hơn chính chúng ta biết! Nếu Thiên Chúa là một mầu nhiệm đối với chúng ta, thì ngược lại, chúng ta không phải là một ẩn số dưới mắt Người (x. Tv 139,1-4). Thiên Chúa như là những người mẹ mà chỉ cần nhìn qua một cái là đủ hiểu tất cả về con cái của họ: chúng đang vui hay đang buồn, chúng thành thật hay đang dấu diếm điều gì đó…

ĐTC nhấn mạnh rằng: Do đó, bước đầu tiên của việc cầu nguyện Kitô giáo là dâng chính chúng ta cho Thiên chúa, cho sự quan phòng của Người. Giống như là nói rằng: “Lạy Chúa, Ngài biết tất cả, thậm chí con không cần nói với Ngài đau khổ của con, con chỉ xin Chúa ở đây, bên cạnh con: Chúa là niềm hy vọng của con”.

Thật là lý thú khi lưu ý rằng, trong bài giảng trên núi, ngay khi dạy cho các môn đệ Kinh Lạy Cha, Người mời gọi chúng ta đừng lo lắng và đừng bận tâm về vật chất. Điều này có vẻ mâu thuẫn: trước đó Người dạy chúng ta xin lương thực hàng ngày, rồi lại nói với chúng ta: “Anh em đừng lo lắng và nói: chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ uống gì? Chúng ta sẽ mặc gì? (Mt 6,31). Nhưng điều mâu thuẫn đó không thực: các lời cầu xin của người Kitô hữu diễn tả sự tín thác nơi Chúa Cha; và chính sự tin tưởng này thúc đẩy chúng ta cầu xin điều chúng ta cần nhưng không lo lắng và bận tâm.

“Xin cho Danh Cha cả sáng!” – Danh Chúa hiển sáng nơi chúng ta

Chính vì thế chúng ta cầu nguyện: “Xin cho Danh Cha cả sáng!” Trong lời cầu xin này – lời cầu xin đầu tiên! – chúng ta cảm thấy tất cả sự ngưỡng mộ của Chúa Giêsu về vẻ đẹp và sự vĩ đại cao cả của Chúa Cha, và mong ước rằng tất cả nhận ra và yêu mến Người vì điều Người thật sự là. Đồng thời, cũng có lời cầu xin rằng Danh của Người được hiển sáng nơi chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong cộng đoàn của chúng ta và trên toàn thế giới.

Sự đồng nhất giữa sự thánh thiện của Thiên Chúa và người Kitô hữu

ĐTC khẳng định: Chính Thiên Chúa Người thánh hóa, biến đổi chúng ta bằng tình yêu của Người, đồng thời cũng chính chúng ta, bằng chứng tá của mình, bày tỏ sự thánh thiện của Thiên Chúa trên thế giới và làm cho Danh của Người hiện hữu. Thiên Chúa thánh thiện nhưng nếu chúng ta, nếu cuộc sống của chúng ta không thánh thiện, thì sẽ có một sự không đồng nhất rõ ràng! Sự thánh thiện của Thiên Chúa phải phản chiếu trong hành động và trong cuộc sống của chúng ta. “Tôi là Kitô hữu, Thiên Chúa thánh thiện, nhưng tôi làm nhiều điều xấu xa”. Không, điều này không ích gì. Điều này còn gây nên sự xấu nữa; nó tạo nên xì căng đan và không giúp ích gì.

Sự ác không trường tồn

Sự thánh thiện của Thiên Chúa là một sức mạnh lan rộng và chúng ta cầu xin để sức mạnh này nhanh chóng phá đổ các rào cản của thế giới chúng ta. Khi Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy, thế lực đầu tiên chịu hậu quả chính là sự ác, là thế lực làm thương tổn thế giới. Các tà thần kêu kên: “Ngài muốn gì nơi chúng tôi, hỡi Giêsu Nazarét? Ngài đến để tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết Ngài là ai: Đấng thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1,24). Người ta chưa từng thấy một sự thánh thiện như thế: không lo lắng cho chính mình, nhưng hướng ra bên ngoài mình. Một sự thánh thiện – sự thánh thiện của Chúa Giêsu -  lan tỏa theo những vòng tròn đồng tâm, giống như người ta nếm một hòn sỏi xuống một cái hồ. Ngày đời của sự ác được đếm cả rồi, nó không trường tồn, sự ác không thể làm hại chúng ta nữa: con người dũng mãnh đã đến, Đấng làm chủ nhà của mình (x. Mc 3, 23-27). Con người mạnh mẽ này là Chúa Giêsu, Đấng cũng ban cho chúng ta sức mạnh để làm chủ căn nhà nội tâm của chúng ta.

Xác tín: Thiên Chúa yêu thương tôi và ác thần sẽ sợ hãi

Lời cầu nguyện xua đuổi mọi sự sợ hãi. Chúa Cha yêu thương chúng ta, Chúa con giơ cao cánh tay, đến gần chúng ta, Chúa Thánh Thần hoạt động cách thầm kín để cứu độ thế giới. Và chúng ta? Chúng ta không dao động trong sự nghi ngờ không chắc chắn. Nhưng chúng ta chắc chắn rằng: Thiên Chúa yêu thương tôi; Chúa Giêsu đã ban tặng sự sống vì tôi. Chúa Thánh Thần ở trong tôi. Đây là sự chắc chắn mạnh mẽ. Còn sự ác? Nó có sự sợ hãi. 

Tác giả bài viết: BTTGx

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Tiểu sử các Thánh mang tên Xóm

Matthêu Nguyễn Văn Phượng (1808-1861) 

Matthêu Nguyễn Văn Phượng (Ðắc), Sinh năm 1808 tại Kẻ Lái, Quảng Bình, Trùm họ, Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém) ngày 26/05/1861 tại Ðồng Hới dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 11/04/1909 do Ðức Piô X, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô...

LOGO PHỤNG VỤ
Linh mục quản xứ
lm1
GIUSE HUỲNH ĐÌNH HÀO
GIỜ LỄ
gio le 1
Kết nối mạng xã hội
Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Đăng nhập thông qua Facebook
KẾT NỐI

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây